(HBĐT) - Trong 3 ngày (7 đến 9/11), Sở VHTT&DL đã tham gia đoàn công tác của Tổng cục Du lịch khảo sát sản phẩm du lịch các tuyến, điểm du lịch dọc sông Đà qua 4 tỉnh Tây Bắc gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Thành phần đoàn khảo sát có đại diện Tổng cục Du lịch, các chuyên gia, công ty lữ hành và nhiều cơ quan báo chí.


Đoàn khảo sát điểm du lịch Mai Châu Hideway được xây dựng tại xóm Suối Lốn, xã Tân Mai, huyện Mai Châu.

Đoàn đã khảo sát các điểm, tuyến du lịch trên vùng hồ, trong đó đã khảo sát bản Ngậm, xã Sông Pe, huyện Bắc Yên, Sơn La; bản Đá Bia, xã Tiền Phong, điểm du lịch Mai Châu Hideway resort và khu thung lũng Ba Khan (Mai Châu; xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc), khu du lịch tâm linh đền Chúa Thác Bờ, đảo dừa, xã Thung Nai…Thông qua đó, đoàn có những trải nghiệm, đánh giá tiềm năng, thực trạng tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch; tour, tuyến du lịch nhằm khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch trên khu vực hồ Hòa Bình. 

Tuyến sông Đà kết nối các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ cánh rừng nguyên sinh đan xen, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách, cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch của các tỉnh.


                                                                              PV


Các tin khác


Đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với tiềm năng, lợi thế đặc thù riêng, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Tỉnh đang triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũng như các nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, bến cảng, hạ tầng điện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng du lịch nhằm khai thác bền vững tiềm năng hồ Hòa Bình.

Bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa dân tộc khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Hồ như một bức tranh thủy mặc, từng ví là Hạ Long của Hòa Bình. Núi tiếp núi hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ. Ven hồ là những hang động kỳ thú, trầm tích ngàn năm. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên, mây nước hữu tình, trên khu vực hồ Hòa Bình có nhiều bản làng còn lưu giữ nét văn hóa đặc của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái là cơ hội để khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng với nhu cầu của du khách gần xa.

Bảo tồn bản sắc dân tộc Mường để phát triển du lịch xóm Ngòi

(HBĐT) - Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) là một trong những xóm ven lòng hồ sông Đà có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Xóm có 91 hộ dân, 100% là đồng bào Mường còn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Xóm được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương năm 2017.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng bản Dao xóm Sưng

(HBĐT) - Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Đà Bắc được xây dựng đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh các điểm DLCĐ xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong) thì xóm Sưng (xã Cao Sơn) mới phát triển DLCĐ được gần 3 năm nay nhưng hiện đang hấp dẫn du khách đến thăm quan, trải nghiệm, khám phá phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ của vùng cao Đà Bắc.

Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Huyện Tân Lạc thúc đẩy phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Vùng đất Mường Bi - Tân Lạc có những tiềm năng "trời cho” để phát triển các loại hình bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái khu vực hồ Hòa Bình. Hai xã vùng hồ của Tân Lạc là Ngòi Hoa và Trung Hòa có phong cảnh thơ mộng, hữu tình, bản sắc dân tộc Mường còn được lưu giữ. Người dân đã xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục