(HBĐT) - Đã 2 năm nay, 91 hộ dân ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc biết đến làm du lịch cộng đồng. Với tư duy sống trên vùng lòng hồ là phải dựa vào rừng, vào con tôm, con cá dưới sông dần được thay thế bằng du lịch. Để thu hút du khách, nhiều hộ đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa sang nhà cửa, trang phục… theo đúng phong tục, tập quán địa phương. Từ làm du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để tạo sức hút du khách đến địa phương, gia đình anh Bùi Văn Chiến – một hộ dân của xóm chọn lối đi cho riêng mình là nuôi cá đặc sản phục vụ du khách.

 


Anh Bùi Văn Chiến ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc nuôi cá lăng, tạo sản phẩm du lịch lòng hồ thu hút du khách.

 

Một chiều chúng tôi đến nhà anh Chiến. Căn nhà mái bằng lát gạch sạch sẽ nhìn ra lòng hồ vừa được anh xây xong. Trước cửa nhà anh là mép sông, cũng là bến thuyền của xóm. Nhìn ra lòng sông là những lồng cá của các hộ trong xóm nuôi. Có vài hộ đang đóng, sửa lại thuyền để đánh bắt cá. Anh Chiến cho biết: Căn nhà này xây dựng mất hơn 200 triệu đồng cũng từ cá mà ra. Do cạnh mép sông, thoáng đãng nhưng chi phí tốn kém hơn nơi khác là phải xây kè đá tránh lở đất. Cũng như bao gia đình ở vùng lòng hồ này, gia đình tôi phải "vén” nhiều lần để định cư tại xóm Ngòi như bây giờ. Nhiều năm về trước, được Nhà nước hỗ trợ, tôi trồng 5.000 m2 bương, luồng để thu măng và thu cây. Hết vụ thu hoạch, vợ chồng lại xuống sông đánh bắt cá bằng lưới và thả rọ tôm. Những năm đó, tôm cá nhiều có ngày đi đánh được hàng tạ.

Anh Chiến cho hay: Mấy năm gần đây nhiều người đánh bắt thủy sản. Họ sử dụng cả điện đánh với hình thức tận diệt nên tôm, cá ngày càng ít. Trước nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, anh cùng các hộ trong xóm đóng lồng nuôi cá. Ban đầu mỗi nhà chỉ 2-3 lồng cá với những giống truyền thống như trắm đen và trắm trắng. Hai giống này phù hợp với điều kiện tự nhiên trên lòng hồ nên ít bệnh, chăm sóc không vất vả. Thấy hiệu quả kinh tế, anh làm thêm lồng nuôi với quy mô lớn hơn. Theo anh Chiến, nguồn thức ăn của 2 loại cá này rất dồi dào. Người nuôi mất công lao động là chính, ít đầu tư nên thu nhập hơn hẳn trồng bương, luồng và trồng ngô, sắn. Tháng 5/2017, Dự án Giảm nghèo và Chương trình 135 đầu tư lồng lưới, khung sắt cho các hộ nuôi cá lòng hồ, anh được hỗ trợ đầu tư 7 lồng. Sau khi làm xong lồng, anh nuôi cá lăng đen và lăng vàng với hơn 1.000 con. Đây là loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao trên vùng lòng hồ nên được khách ưa thích. Với những loại nuôi được 4-5 kg trở lên có giá thành rất cao. Do chưa có kỹ thuật nên vào mùa nước đục cá bị trướng bụng nổi chết. Sợ dịch bệnh, tháng 6/2018 anh bán hết cá và tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi cá. Có chút kinh nghiệm, vụ cá năm nay anh đầu tư vài nghìn con cá giống nuôi ở 5 lồng và thả thành nhiều lứa khác nhau.

Đồng chí Bùi Văn Bân, Bí thư chi bộ xóm Ngòi cho biết: Mỗi khi du khách đến bản thưởng thức món ăn, họ nghĩ ngay đến cá lòng hồ. Trong những năm gần đây, nuôi cá lồng đặc sản là một trong những hướng đi đúng khai thác điều kiện tự nhiên ở địa phương, làm giàu cho nhân dân. Đồng thời đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch lòng hồ thu hút du khách.


                                                            Việt Lâm

 


Các tin khác


Khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, địa phận tỉnh có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Khu vực lòng hồ có nhiều đảo lớn, dảo nhỏ được ví như Hạ Long trên cạn, với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh hữu tình.

Thu hút đầu tư phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố; khu vực hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ được ví như Hạ Long trên cạn với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh hữu tình, hồ Hòa Bình nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Trang bị kiến thức, kỹ năng làm du lịch cho người dân vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Sở VH-TT&DL đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững, cải thiện mức sống người dân khu vực hồ Hòa Bình.

Thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Lễ thả cá phóng sinh trên lòng hồ Hòa Bình mới đây đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp và tăng ni, phật tử đã đóng góp kinh phí thả phóng sinh hơn 6 vạn con cá giống các loại về hồ Hòa Bình. Bà Lại Thị Nụ, tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình cho biết: Từ lâu, giới tăng ni, phật tử chúng tôi đã thực hiện các hoạt động thả cá phóng sinh, tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình, người thân thực hiện vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm tưởng.

Khảo sát sản phẩm du lịch dọc sông Đà

(HBĐT) - Trong 3 ngày (7 đến 9/11), Sở VHTT&DL đã tham gia đoàn công tác của Tổng cục Du lịch khảo sát sản phẩm du lịch các tuyến, điểm du lịch dọc sông Đà qua 4 tỉnh Tây Bắc gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Thành phần đoàn khảo sát có đại diện Tổng cục Du lịch, các chuyên gia, công ty lữ hành và nhiều cơ quan báo chí.

Một thoáng Giang Mỗ

(HBĐT) - Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong cách trung tâm TP Hòa Bình hơn một chục cây số, nằm trên tuyến đường 435 (TP Hòa Bình - Bình Thanh - Thung Nai). Nơi đây là điểm dừng chân khó bỏ qua trong hành trình khám phá, thưởng ngoạn, trải nghiệm vùng hồ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục