(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc.


Gia đình anh Lò Văn Vượng ở giữa xóm, khi chúng tôi đến anh đang chà lại sân nhà sàn cho sạch sẽ. Anh cho biết: Nhà tôi đang sửa nhà để đón khách du lịch. Hôm trước vừa đổ bê tông sân để khách đi lại cho sạch sẽ. Ngoài sửa căn nhà đang ở, gia đình xây thêm nhà vệ sinh, nhà tắm, mua trang thiết bị trong nhà… Với khoản đầu tư như vậy được Công ty cổ phần du lịch cộng đồng Đà Bắc cho vay 50%. Làm xong nhà gia đình tôi có thể đón được 10 du khách. Mùa này khách du lịch nước ngoài thường đến nên tôi tranh thủ sửa nhà để đón khách sớm. Khi xây dựng thủy điện Hòa Bình gia đình tôi lên đây lập nghiệp, sinh sống bằng trồng luồng, ngô, đánh bắt cá, nuôi cá lồng dưới sông. Những năm trước ngô còn được giá cao, gặp năm mưa thuận gió hòa thu nhập còn đủ ăn. Mấy năm gần đây giá ngô rẻ, đất đồi cằn cỗi nên làm ngô thường xuyên bị lỗ. Thế mạnh làm kinh tế trên lòng hồ là nuôi cá lồng. Nhưng thời tiết thất thường, cá hay bị dịch bệnh nên nhiều nhà không còn mặn mà với nghề nuôi cá lồng. Mấy năm gần đây, một số hộ trong xóm đã chuyển sang làm du lịch cộng đồng. Họ được công ty hỗ trợ vốn, dẫn khách… thu nhập ổn định nên gia đình tôi quyết định đầu tư chuyển từ trồng ngô, sắn sang làm du lịch.

 

Homestay Lake view ở xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đón du khách nước ngoài.

Trước những năm 1970, xóm Đá Bia, nằm dưới lòng hồ sông Đà. Với địa thế gần sông, gần rừng nên nơi đây thuận lợi trồng ngô, màu, rừng và đánh bắt thủy sản. Sau khi làm thủy điện, người dân được "vén” lên cao. Phần lớn các hộ vào Nam sinh sống, còn lại hơn 10 hộ bám trụ trên vùng lòng hồ. Những người ở lại sinh sống bằng trồng rừng, cây màu và đánh bắt thủy sản trên lòng hồ. Xa trường, nhiều con em bỏ dở việc học, nhiều gia đình không có điều kiện cho con đi học. Trước những khó khăn đó, Nhà nước đã đầu tư cho xóm làm đường từ xóm Oi Nọi vào Đá Bia. Có đường, con tôm, con cá, củ sắn, bắp ngô bán được thuận lợi. Một số hộ chuyển đi nơi khác quay về chốn cũ sinh sống. Anh Bùi Văn Mềnh, Trưởng xóm Đá Bia cho biết: Xóm hiện có 39 hộ với 178 nhân khẩu, được chia làm 2 khu. Khu trung tâm có 31 hộ, khu bên sông có 8 hộ. Cùng với sự nỗ lực của bà con, những năm qua, thông qua các dự án đã đầu tư xây dựng chi trường tiểu học, mầm non, công trình nước hợp vệ sinh, hỗ trợ người dân trồng hơn 100 ha rừng, ngô, sắn, hơn 30 hộ nuôi 60 lồng cá. Từ năm 2015 đến nay, Công ty cổ phần du lịch cộng đồng hỗ trợ nhân dân làm du lịch cộng đồng. Từ đó tạo tư duy, cách làm cho bà con không chỉ làm nông nghiệp mà có thể thu nhập từ làm du lịch.

Chị Lò Thị Thủy, chủ homestay Quang Thọ cho biết: Cách đây hơn 1 năm, khi biết Công ty cổ phần du lịch cộng đồng Đà Bắc đầu tư vốn làm du lịch tôi đã tham gia. Ngoài phần vốn vay, gia đình bỏ ra 70 triệu đồng làm 3 phòng nghỉ. Từ ngày làm du lịch, thu nhập của gia đình ổn định. Tháng cao điểm bù tháng thấp, mỗi tháng gia đình tôi đón 2 đoàn khách. Ngoài ra còn phục vụ các dịch vụ như dẫn khách đi bộ, chèo thuyền, hướng dẫn du khách... Tuy thu nhập chưa cao nhưng cũng đủ chi tiêu trong gia đình. Trong một vài năm tới lượng khách đến với lòng hồ ngày càng tăng thì thu nhập của gia đình tôi ngày càng cải thiện. Hiện tại tôi đang xây dựng thêm phòng để mở thêm dịch vụ tắm thuốc và massage phục vụ du khách.

Chúng tôi đến gia đình chị Bùi Thị Mông, chị đang ở nhà làm cơm khách đặt. Chị bày tỏ: Năm 2014, gia đình tôi được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng đầu tư làm du lịch. Tôi sửa sang nâng cấp nhà sàn, xây công trình phụ, mua thuyền. Năm ngoái, gia đình đón gần 200 du khách, năm nay đã đón hơn 200 khách đến nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra còn phục vụ khách đi thuyền vào suối tắm. Công việc cũng đỡ vất vả hơn làm nông nghiệp và thu nhập ngày càng ổn định.

Một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở xóm Đá Bia là gia đình chị Bùi Thị Nhềm. Gia đình chị có 4 khẩu, chỉ trồng ngô, sắn và luồng. Mỗi năm thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Có năm thu hoạch không đủ tiền đầu tư nên gia đình chị luôn thiếu trước, hụt sau. Cuối năm 2014, được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng, chị làm nhà sàn mới, xây dựng công trình phụ, mua sắm trang thiết bị, lợp mái cọ… để đón khách du lịch. Đến đầu năm 2015 gia đình chị bắt đầu đón khách. Nhà chị có các dịch vụ ngủ nhà sàn, ăn đặc sản địa phương, cho thuê xe đạp, chèo thuyền. Hiện gia đình chị là hộ có nhiều khách đến nghỉ nhất vì diện tích nhà rộng, có thể đón những đoàn khách 60 người. Chị cho biết: Vừa rồi Công ty thông báo gia đình tôi doanh thu cả năm được khoảng trên 200 triệu đồng. Trừ khoản trả nợ công ty và các chi phí khác thì nguồn thu nhập như vậy cũng đủ để trang trải cuộc sống và có điều kiện cho con ăn học.


Việt Lâm

Các tin khác


Buông cần câu cá sông Đà

(HBĐT) - Câu cá sông Đà từ lâu đã trở thành niềm đam mê, thú vui tao nhã của dân câu và du khách xa gần. Câu cá không chỉ để thả hồn theo thiên nhiên, mây nước, suy nghĩ về sự đời, tìm những phút giây thư thái mà còn tìm thấy cảm giác chinh phục những con cá to, những loại cá "khôn” và kén mồi.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch tuyến sông Đà

(HBĐT) - Sông Đà có chiều dài hàng trăm km chạy qua 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Đây là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách. Dọc tuyến sông Đà đã hình thành nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đền Vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), đền Nàng Han - đền Linh Sơn Thủy Từ (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, Hòa Bình)… Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch của các tỉnh.

Khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, địa phận tỉnh có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Khu vực lòng hồ có nhiều đảo lớn, dảo nhỏ được ví như Hạ Long trên cạn, với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh hữu tình.

Thu hút đầu tư phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố; khu vực hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ được ví như Hạ Long trên cạn với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh hữu tình, hồ Hòa Bình nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Trang bị kiến thức, kỹ năng làm du lịch cho người dân vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Sở VH-TT&DL đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững, cải thiện mức sống người dân khu vực hồ Hòa Bình.

Thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Lễ thả cá phóng sinh trên lòng hồ Hòa Bình mới đây đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp và tăng ni, phật tử đã đóng góp kinh phí thả phóng sinh hơn 6 vạn con cá giống các loại về hồ Hòa Bình. Bà Lại Thị Nụ, tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình cho biết: Từ lâu, giới tăng ni, phật tử chúng tôi đã thực hiện các hoạt động thả cá phóng sinh, tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình, người thân thực hiện vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm tưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục