(HBĐT) - Hàng năm, lễ hội đền Bờ bắt đầu từ mùng 2 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Du sơn, ngoạn thủy trên vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng này đã trở thành lịch trình không thể thiếu của nhiều người dân Hòa Bình và đông đảo du khách thập phương. Đến vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân sẽ được chiêm ngưỡng nước hồ trong xanh màu ngọc bích; những đảo núi nhấp nhô, huyền ảo như vịnh Hạ Long; những ngôi nhà sàn bình yên bên sườn núi; được thưởng thức những đặc sản đặc sắc rất riêng của vùng hồ Hòa Bình như: các loại cá đặc sản nướng, măng luộc, rau rừng… Và đặc biệt, du ngoạn vùng hồ Hòa Bình, du khách còn được tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh đầy huyền thoại về Bà chúa thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc…

Trong sớm mờ sương vùng hồ Hòa Bình huyền ảo với những con tàu nối đuôi nhau đưa du khách du ngoạn vùng hồ và chiêm bái đền Chúa Thác Bờ.


Sau hơn 1 giờ đồng hồ ngồi tàu chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, du khách cập bến đề Chúa Thác Bờ ẩn sau những đảo núi đầy ấn tượng.



Đầu xuân người dân nô nức đến chiêm bái đền Chúa Thác Bờ


Hầu đồng, một trong những nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong các dịp lễ hội đền Chúa Thác Bờ.


Người dân công đức tại Đền.


Chiêm ngưỡng cảnh quan sông, núi từ đền Chúa Thác Bờ.








                                                            



Khu vực chợ cá cũng là một trong những điểm đến ấn tượng với các sản vật đặc trung của địa phương như: cá, tôm nướng, cây thuốc, rau, măng rừng... 



Sau khi chiêm bái lễ Đền, du khách tiếp tục chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên vùng hồ và khám phá những điểm đảo du lịch hấp dẫn như: đảo Dừa, Cối Xay Gió...

                                                                                                      Hồng Duyên

Các tin khác


Tạo sức hút cho du lịch

(HBĐT) - Đã 2 năm nay, 91 hộ dân ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc biết đến làm du lịch cộng đồng. Với tư duy sống trên vùng lòng hồ là phải dựa vào rừng, vào con tôm, con cá dưới sông dần được thay thế bằng du lịch. Để thu hút du khách, nhiều hộ đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa sang nhà cửa, trang phục… theo đúng phong tục, tập quán địa phương. Từ làm du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để tạo sức hút du khách đến địa phương, gia đình anh Bùi Văn Chiến – một hộ dân của xóm chọn lối đi cho riêng mình là nuôi cá đặc sản phục vụ du khách.

Mai Châu Hideaway - khu nghỉ dưỡng đáng đến trải nghiệm hồ hòa bình

(HBĐT) - Khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway dù mới được xây dựng và đi vào hoạt động vài năm nay, nhưng là địa chỉ khó có thể bỏ qua, thực sự mang lại ấn tượng, cảm nhận thú vị cho du khách khi đến khám phá, tìm hiểu văn hóa, tận hưởng phong cảnh thiên nhiên hồ Hòa Bình.

Khám phá bản Ké

(HBĐT) - Cách thị trấn Đà Bắc khoảng 10km, nằm trên lòng hồ góc tận cùng của vịnh Hiền Lương là xóm Ké. Nơi đây sinh sống của cộng đồng người dân tộc Mường vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Mường, cùng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tạo nên sức hút của điểm du lịch cộng đồng.

Buông cần câu cá sông Đà

(HBĐT) - Câu cá sông Đà từ lâu đã trở thành niềm đam mê, thú vui tao nhã của dân câu và du khách xa gần. Câu cá không chỉ để thả hồn theo thiên nhiên, mây nước, suy nghĩ về sự đời, tìm những phút giây thư thái mà còn tìm thấy cảm giác chinh phục những con cá to, những loại cá "khôn” và kén mồi.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch tuyến sông Đà

(HBĐT) - Sông Đà có chiều dài hàng trăm km chạy qua 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Đây là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách. Dọc tuyến sông Đà đã hình thành nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đền Vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), đền Nàng Han - đền Linh Sơn Thủy Từ (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, Hòa Bình)… Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch của các tỉnh.

Khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, địa phận tỉnh có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Khu vực lòng hồ có nhiều đảo lớn, dảo nhỏ được ví như Hạ Long trên cạn, với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh hữu tình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục