(HBĐT) - Không khí lớp dạy nghề trồng nấm rơm mở tại xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) vào những buổi thực hành luôn sôi nổi, hào hứng bởi sự có mặt đông đủ các thành viên. Chị Hà Thị Nhung, trưởng nhóm lớp nghề cho biết: Trước đây, thu hoạch lúa xong, người dân trong xóm thường đốt rơm mà không biết đã vô tình làm sản sinh ra khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi học nghề, chúng tôi được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành làm nấm theo quy trình ủ rơm rạ, cấy meso (cấy giống), chăm sóc, thu hái, bảo quản... Chúng tôi cũng mong muốn sau khóa học sẽ thuần thục các thao tác kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, tận dụng nguồn rơm rạ tạo thành phẩm nấm rơm để chí ít là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với hộ làm nhiều có thể tạo ra hàng hóa tiêu thụ trên thị trường góp phần tăng thu nhập.
Hộ dân xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) tích cực tham gia lớp học nghề trồng nấm rơm.
Trong các năm 2022 – 2023, từ nguồn kinh phí của các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã tăng cường mở các lớp đào tạo nghề với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ việc làm bền vững. Đối tượng được đào tạo là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Các lớp nghề được tổ chức gắn với quy hoạch phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới và điều tra, khảo sát nhu cầu của người lao động. Bên cạnh 2 nguồn trên, hàng năm, ngân sách huyện cũng dành một phần kinh phí để mở lớp nghề.
Năm 2023, thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện đã mở 15 lớp nghề trong khuôn khổ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 525 học viên tham gia; 2 lớp thuộc nguồn ngân sách huyện cấp với 70 học viên. Riêng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong năm nay, huyện đã xây dựng kế hoạch mở 12 lớp, bình quân 30 học viên/lớp. Các lớp nghề chủ yếu về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thêu ren, sửa chữa máy nông nghiệp, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch...
Theo đồng chí Ngô Văn Cường, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Mai Châu, hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được địa phương xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức thực hiện rõ ràng, các ngành nghề học khá đa dạng, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của địa phương và quan trọng hơn cả là xuất phát từ nguyện vọng người lao động. Tại Trung tâm, hoạt động đào tạo nghề hướng đến tạo việc làm tại chỗ, góp phần khôi phục nghề truyền thống, các lớp nghề trồng trọt, chăn nuôi và nghề phi nông nghiệp. Qua đó, thu hút được học viên là lao động nông thôn có nhu cầu về việc làm để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Một số nghề được quan tâm, có nhiều lao động nông thôn trên địa bàn tham gia làm nghề là thêu ren, sửa chữa máy nông nghiệp. Đối với các lớp nghề đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt tiếp tục được chú trọng với phương châm vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, chất lượng cao hơn. Bên cạnh số học viên áp dụng thành công nghề học vào thực tiễn sản xuất, hàng trăm lao động đã được thu hút vào làm việc tại hợp tác xã dệt thổ cẩm ở xã Chiềng Châu và 2 xưởng may ở xã Tòng Đậu, Mai Hạ.
Đồng chí Hà Thị Hương, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu cho biết: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại chỗ phát huy hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Qua khảo sát, trên địa bàn có khoảng 85% lao động tự tạo việc làm và có việc làm mới sau đào tạo nghề. Năm 2022, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của huyện đạt 53,68%.
Bùi Minh
(HBĐT) - Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, làng quê yên bình với 10 xóm, 1.502 hộ, gần 6.400 nhân khẩu. Những năm gần đây, xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn vùng trung tâm Mường Vó khởi sắc.
(HBĐT) - Xã Thạch Yên (Cao Phong) có 10 xóm, 1.162 hộ với 5.137 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.
(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi có dịp về thăm xã Bắc Phong (Cao Phong). Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự năng động của người dân trên địa bàn, bộ mặt nông thôn và đời sống của bà con đổi thay từng ngày. Đường giao thông được đầu tư khang trang, trồng hoa 2 bên tạo nên bức tranh nông thôn đầy màu sắc.
(HBĐT) - Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn… là những giải pháp trọng tâm được xã Phú Lai (Yên Thuỷ) chú trọng triển khai thực hiện thời gian qua nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Văn Sơn (Lạc Sơn) quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ xã được quan tâm, triển khai quyết liệt, có hiệu quả.
(HBĐT) - Thời điểm này, trên khắp đồng đất xã Vũ Bình (Lạc Sơn) bà con tập trung thu hoạch lúa, chăm sóc mía, các loại rau đậu. Công việc này chủ yếu do các cô, bác tuổi trung niên đảm nhiệm. Lớp trẻ trong xã hầu hết đi gây dựng kinh tế, đa phần làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy trong, ngoài tỉnh. Sản xuất nông nghiệp giờ không còn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình..