(HBĐT) - Ngọc Lâu là một trong ba xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, xã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.


Mía là một trong số cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn).

Đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo xã Ngọc Lâu chiếm 37,25%, hộ cận nghèo 26,26%. Một số xóm có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao là: Chiềng, Xê, Đầm Băng. Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ngọc Lâu đã huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị và người dân, bởi vậy việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đi vào chiều sâu. Hàng năm, UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, tăng cường phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức như: đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền, công lao động, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương... Cùng với đó xã thường xuyên kiểm tra để kịp thời nhìn nhận những điểm tốt và chưa tốt. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra giải pháp phù hợp. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của người dân về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Rà soát, nắm chắc thực trạng và phân loại theo từng nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chiều thiếu hụt để có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả. Xã chú trọng vận động, định hướng hộ dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, cho năng suất cao...

UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành Quyết định số 1160/QĐ-UBND, ngày 27/6/ 2023 về việc phê duyệt dự toán và lựa chọn kế hoạch nhà thầu dự án chăn nuôi bò sinh sản trên địa bàn xã Ngọc Lâu với tổng mức đầu tư trên 984 triệu đồng để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Các hộ được thụ hưởng dự án đã thực hiện đối ứng, góp công xây dựng chuồng trại.

Chương trình phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế tại địa phương. Công tác giảm nghèo luôn được thực hiện song song với việc đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó hộ nghèo và hộ cận nghèo được tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn lực để phát triển, có việc làm, tăng thu nhập, một số nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống được đáp ứng. Không những thế, họ còn thấy được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng nên có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Tiến, công chức Tư pháp - hộ tịch phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH, hành trình giảm nghèo của xã Ngọc Lâu còn nhiều khó khăn, thách thức. Tại một số xóm, công tác giảm nghèo chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Còn một số gia đình chưa nỗ lực phấn đấu để thoát nghèo, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, phát sinh hộ nghèo mới. Công tác thông tin, tuyên truyền hiệu quả chưa cao. Huy động các nguồn lực cho giảm nghèo còn thấp do điều kiện KT-XH của địa phương hạn chế...

Cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Lâu xác định, muốn giảm nghèo cần tập trung giải quyết các vấn đề còn gây trở ngại. Xã kỳ vọng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, công tác giảm nghèo của xã sẽ  khởi sắc.

 Linh Nhật

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục