Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.


Công ty cổ phần tre gỗ Hải Hiền, khu công nghiệp Bình Phú, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phú, Bí thư Đảng ủy xã Mông Hóa cho biết: Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của xã được thực hiện hiệu quả. Tranh thủ các nguồn lực, đến nay, kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư ngày càng đồng bộ. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, giao thông, thủy lợi được đầu tư phục vụ tốt hơn đời sống của người dân. 

Xã Mông Hóa được cấp trên quy hoạch 1 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 214 ha, hiện nay đã thu hút được 24 dự án. Có 26 dự án ngoài khu công nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động ổn định, hàng năm giải quyết việc làm cho trên người 250 lao động. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở thương mại, dịch vụ đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động với thu nhập từ 5 - 9 triệu đồng/người/tháng. Xã đã quan tâm thực hiện các chính sách giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội. Toàn xã có trên 1.000 đối tượng được tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền trên 24,2 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa, giải quyết việc làm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,75%.

Các hợp tác xã trên địa bàn đã tích cực thực hiện các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, duy trì nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế rừng hiệu quả. Các mô hình chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa được quan tâm phát triển. Một số mô hình chăn nuôi lợn bản địa, nuôi ong, gà thả vườn, nuôi trâu, bò từng bước được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Ngày 31/12/2021, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với các giải pháp đồng bộ, cụ thể, những năm gần đây, KT-XH, công tác giảm nghèo của xã Mông Hóa đạt được kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực theo hướng bền vững. Ước thực hiện năm 2023, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 37,5%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 54%; nông - lâm nghiệp 8,5%. Thu nhập bình quân đạt 67 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 giảm theo từng năm. Năm 2020, xã có 34 hộ nghèo, ước thực hiện  năm 2023 giảm còn 24 hộ, xấp xỉ 1%. Xã Mông Hóa tập trung tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm được triển khai trên địa bàn như: Dự án khu công nghiệp Bình Phú, đường liên kết vùng; tranh thủ các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào đầu tư, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, phấn đấu hoàn thành tiêu chí, tiêu chuẩn phường trực thuộc đô thị loại III.


Hương Lan
 

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục