(HBĐT) - Những năm qua, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.



Gia đình ảnh Trần Xuân Hoà, xóm Cọi Vỉnh, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Trần Xuân Hoà, xóm Cọi Vỉnh, xã Ngọc Mỹ - một trong những gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, với mô hình vườn - ao - chuồng, anh Hoà đầu tư cải tạo vườn tạp, xây mới chuồng trại để nuôi lợn, bò, cá, trồng bưởi và trồng thêm cỏ voi cùng một số rau màu khác. Từ nguồn vốn vay sản suất kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội và sự nỗ lực, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo.

Anh chia sẻ: trước đây, gia đình thuộc diện khó khăn. Năm 2016 được hỗ trợ vay vốn, gia đình đã đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Với nguồn vay 50 triệu đồng, gia đình đã đầu tư mua bò, lợn giống và mở rộng diện tích trồng bưởi. Thời gian đầu do vốn ít, kinh nghiệm chưa có nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm nay đã có kết quả. Gia đình thường xuyên nuôi 8 con bò, 6 con lợn nái; cùng với ao thả cá và trồng bưởi đỏ, trừ chi phí thu về gần 200 triệu đồng/năm.

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, xã Ngọc Mỹ triển khai công tác giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công; tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, vốn vay ưu đãi... Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Đồng chí Bùi Thị Giăng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: Xác định thế mạnh vẫn là trồng trọt, chăn nuôi, xã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã tiếp cận các nguồn vốn từ Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung hỗ trợ cây, con giống để các hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của 2 chương trình mục tiêu quốc gia, xã Ngọc Mỹ đã giao 34 con bò cho các hộ nghèo trên địa bàn. Bò giao về các hộ đều phát triển tốt và 5 con đã sinh sản. Số bò này tiếp tục được chuyển sang các hộ khác để chăn nuôi phát triển kinh tế.

Thời gian tới, xã Ngọc Mỹ tiếp tục tập trung nguồn lực, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện địa phương. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, đối thoại với hộ nghèo nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế để thực hiện giảm nghèo bền vững. Xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi và tập trung hỗ trợ sinh kế. Bên cạnh đó, đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.


Đ.H


Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục