Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn đang triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình đã tác động trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.


Với sự nỗ lực của gia đình và hỗ trợ về chính sách, hộ ông Bùi Văn Nhủ (bên trái), xóm Re, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) là 1 trong 4 hộ nghèo của xóm thoát nghèo.

Toàn xã có 2.001 hộ với hơn 9.000 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Mường, sinh sống ở 18 xóm, phố. Có 2 xóm Bái, Chẹ thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hỗ trợ 4,5 tỷ đồng nhằm giải quyết những khó khăn về giao thông nông thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng cho 2 xóm Bái, Chẹ, bao gồm các hạng mục: cứng hóa đường giao thông xóm Bái với tổng kinh phí 600 triệu đồng; xây dựng công trình nhà văn hóa xóm Chẹ tổng kinh phí 900 triệu đồng; mô hình chăn nuôi bò sinh sản cho 20 nhóm hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ téc nước, bể nước sinh hoạt tập trung tại 2 xóm.

Với điều kiện sản xuất nông nghiệp vẫn là chính, thông qua các chương trình MTQG, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, người dân các xóm đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình như các xóm Búm, Đội 5 đã cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, toàn xã có trên 47 ha vườn tạp được cải tạo và chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Về chăn nuôi, xã duy trì và phát triển trên 4.700 con trâu, bò, gần 29.000 con gia cầm các loại. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững của địa phương.

Anh Bùi Văn Thịnh, Trưởng xóm Re chia sẻ: So với các phố, xóm khác có trục quốc lộ đi qua, đời sống của 124 hộ gia đình của xóm vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Gần đây, có khoảng hơn 100 con em trong độ tuổi lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoại tỉnh. Nhờ lực lượng lao động có việc làm thường xuyên, ổn định, thu nhập của các hộ được nâng lên trong đánh giá giảm nghèo đa chiều. Chẳng hạn như trường hợp hộ ông Bùi Văn Nhủ trước đây trong diện hộ nghèo. Năm 2021, ông được hỗ trợ vay vốn đầu tư mua bò giống để cải thiện sinh kế. Hiện nay, con trai của ông đi làm ở khu công nghiệp Bắc Ninh, hàng tháng gửi tiền về. Với những điều kiện này, gia đình ông Nhủ là 1 trong 4 hộ nghèo của xóm vừa được xác định thoát nghèo bằng kết quả đánh giá cho điểm.

Cũng theo đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã, với ưu thế được xác định là vùng động lực của huyện, xã Ân Nghĩa đang là điểm đến thu hút đầu tư với bước chuyển đáng kể về diện mạo công nghiệp. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động như Công ty TNHH Thiên Diệu, Nhà máy sản xuất viên gỗ nén và các sản phẩm khác từ gỗ... tiếp tục tuyển dụng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, tạo cơ hội cho người lao động đi làm ăn xa trở về làm việc gần gia đình. Đồng thời, góp phần thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo tại địa phương. Ước năm 2023, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 53 triệu đồng. Kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, số hộ nghèo giảm còn 179 hộ, tỷ lệ 8,95%; hộ cận nghèo giảm còn 100 hộ, tỷ lệ 5%. 


Lạc Bình

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục