Mấy bữa nay, nhà chị MN. ở phố nọ có chuyện gì mà tối hôm kia nghe thấy bát đũa loảng xoảng một hồi. Rồi có tiếng khóc, trách móc này nọ.

Tiếng chị thì to, lanh lảnh vang lên: "Tôi là không để yên đâu”, "Đừng léng phéng”. Tiếng anh thì thầm: "Nói cái gì đấy, đừng gắp lửa bỏ tay người. Tôi là người đứng đắn, đàng hoàng”…

Bà bán nước chè đầu phố phán đoán với bà bán bún chả: Chắc chị nhà thấy anh nhà dạo này cứ đi mút mùa nên nổi nóng…

Người thì bóng bẩy, phong độ thế kia, làm sao mà "ở không” được. Quả không sai, sáng nay, trước khi đi làm, chị MN. ra làm chén nước chè nóng và phân bua: "Cũng là chuyện chẳng đừng bà ạ. Cháu là cố nhịn lắm nhưng "chứng nào vẫn tật ấy”.

Bà bán chè thư thả: Trước đây, tôi thấy chú nhà "đoan trang”, đứng đắn chứ có gì mà cô cứ làm quá lên”.

Chị MN. dường như không thể nhịn thêm, dài giọng: "Thế bà không nhìn thấy dạo này lão ấy ăn diện, trau chuốt quá mức thế kia mà…

Diện lắm, mỗi khi đi đâu là "gương trước, gương sau”. Bà bán chè đai thêm: "Thì cô cũng phải để chú ấy tạo dáng với chứ. Mới chỉ nhìn thấy ăn diện mà đã "đai” là không nên. Thế cô đã bắt gặp chú ấy "chát chít”, hay ỡm ờ với ai chưa?

"Chưa ạ. Về chỉ thấy ôm máy tính, tính toán số liệu này nọ thôi… Có hôm "lão” ngủ quên, cháu kiểm tra cả máy tính lẫn điện thoại nhưng… trong sáng lắm. ở chỗ làm, cháu "cài” cả cô em họ lẫn chú lái xe nắm bắt tình hình mà không thấy dấu hiệu gì”. Chị MN. phân bua:

Thì đấy… Bình tĩnh tìm hiểu đã. Như thế thì tại cái gì mà cứ ồn cả lên thế…

ôi giời, mình làm ăn mấy năm ở ngõ này mà không nhận ra. Bà giật mình đánh thót một cái. Ngày trước, anh chồng chị MN. còn "thường thường bậc trung” thì cũng "chân chỉ hạt bột” như ai, ăn nói, ăn mặc từ tốn lắm. Nhưng từ khi được cái "Gờ-rúp” A. nọ bổ nhiệm vào vị trí khá quan trọng, anh thay đổi một trời, một vực. Tóc được tỉa tót, đánh luống và chải dầu bóng loáng, con ruồi bay qua không cẩn thận là gẫy cánh.

Quán cắt tóc và quán gội đầu cũng được đưa vào danh mục "chung thân” vì đã lựa chọn nát nước. Nước hoa thì thôi rồi, toàn các hãng của Pháp, ý thôi.

Riêng trang phục thì đáng phải nể. Mùa đông, đi cơ sở làm việc (nếu có ngủ lại), anh chuẩn bị mỗi ngày một bộ. Mùa hè, các loại áo sáng màu (đôi chút màu mè) được anh hết sức chú ý. Chuyện ăn mặc là lẽ hết sức tự nhiên, quyền người ta chứ. Miễn là đừng quá lố là được.

Nhưng chuyện thời trang đi cơ sở của anh vẫn khiến mấy người cùng ngõ và cùng tập đoàn lăn tăn. Mà cũng lạ nhỉ, nơi anh làm việc có phải môi trường văn công, văn nghệ sĩ gì đâu mà suốt ngày quần là áo lượt, nước hoa tung trời.

Mà đây toàn liên quan đến người lao động, bà con. Nếu đi gặp đối tác ký kết làm ăn thì không nói làm gì... Đằng này... Có lần xuống gặp người lao động ở phân xưởng nọ, trong khi mọi người quần áo còn bụi bặm lấm lem dẫu mỡ, đất đai, mồ hôi rơi lã chã thì người đối diện với họ: Com-pờ-lê là thẳng tắp, áo sơ mi hàng hiệu trắng tinh, giày đen bóng lộn. Riêng "quả tóc” thì… bóng lộn, nền nếp.

Những người xung quanh anh cũng được "hưởng lây” mùi nước hoa ngoại thơm dịu dành cho đàn ông thành đạt. Duy có điều anh không để ý, mấy cô gái ở phân xưởng nọ cứ bụm miệng, huých nhau khúc khích cười. Khi anh lên xe chở về trụ sở, họ còn nhấm nháy nhau: không biết lúc đi ngủ hoặc ăn cơm cùng vợ con, anh có đóng "phom” này không nhỉ?


Bùi Huy


Các tin khác


Chuyến đi cuối cùng

(HBĐT) - Nắng lên, chỗ tường ấy là một khoảng trống mênh mông. Thì bao năm bộ quân phục ông Lãm vẫn treo ở đấy, gài thêm cái mũ cối. Bà Lãm thường kể với con cháu, hôm xuất ngũ ông về, tiện tay. Mà nhà vắng bàn tay đàn ông, cả bốn bức tường cũng chỉ có mỗi cái đinh ấy.

Nồng nàn giây phút tháng tư

(HBĐT) - Những tia nắng tháng tư đã đổ xuống cánh đồng quê nứt nẻ. Ngày nắng tháng tư ùa về trong tiếc nhớ xa xôi, đám trẻ quê lại rong ruổi trên những cánh đồng, gieo mình xuống dòng sông xanh mát, cùng nhau trèo cây hái trái… Tất cả đã làm nên những ngày tháng tư diệu kỳ trong tôi.

Những bức ảnh...

(HBĐT) - Từng là bạn bè trên mức người quen, gặp là vui, tay bắt mặt mừng. Anh Gh., người đồng hương, là người quảng giao và cũng khá đơn giản. Anh làm tự do và có nhiều đam mê, sở thích. Việc gì anh cũng góp mặt một chút. Năm trước là hội viên hội câu cá - nuôi ong, năm nay là hội chơi "lan rừng phố núi” kiêm hội yêu thích ảnh đen trắng, nhạc Bô-le-rô... Anh lên Facbook "nổ” khá đanh, điểm sơ qua cũng là "mem-bơ” của gần 10 hội xã hội, liên quan đến khá nhiều lĩnh vực thể thao, nghệ thuật, văn hoá tâm linh, phong thủy…

Mừng thọ

(HBĐT) - Mấy bữa nay, anh Th. bấn lên vì chuyện làm mừng thọ cho bố đẻ. Mừng quá, cụ 80 tuổi rồi mà vẫn tinh anh lắm, vẫn đọc báo, tập dưỡng sinh. Buổi chiều, cụ vẫn 2 vòng đi bộ quanh vườn nghe chim chóc véo von. Bạn già đến chơi có thể đàm đạo chuyện nước nhà, chuyện thế giới… Cũng mừng các con đều ổn ở mọi khía cạnh…

Góc nhớ tháng tư

(HBĐT) - "Tháng tư ơi sao yêu nhiều đến thế/Một khoảng trời, một chút bâng khuâng/Nắng lung linh bỏ mùa xuân ở lại/Em gọi hè trong chiếc lá me bay.” Chẳng thể đếm nổi bao nhiêu lần ta đã ngân nga những vần thơ đầy cảm xúc dạt dào như vậy mỗi độ tháng tư về. Ta hân hoan, vui mừng như trẻ lên ba đón lấy món quà của bà, của mẹ sau mỗi phiên chợ. Tháng tư về, đâu đâu cũng thấy nắng ngập tràn. Từ phố nhỏ yêu thương hàng ngày ta đi làm tới con hẻm len qua khu trọ vốn dĩ chật hẹp chỉ một lối người qua, nắng len lỏi, bừng lên tươi rói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục