(HBĐT) - Nghĩ về thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm.
Đời của mỗi người, ai cũng có thầy. Không ai có thể nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đời đi học. Song tình nghĩa trong lòng trò nghĩ về thầy vẫn luôn nuôi nhớ.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là thể hiện truyền thống trọng thầy. Sự trọng thầy đã có hàng ngàn năm là giá trị của văn hiến dân tộc Việt Nam.
Từ xa xưa, câu nói "Không thầy đố mày làm nên” là sự khẳng định của người thầy.
Sự đúng mực, tròn bổn phận của người hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, biết trân trọng thầy là sự biểu thị của người công dân có giáo dục, văn hóa, nề nếp gia phong. Những con người ấy sẽ sống có nghĩa, có tín, thủy chung, rất mực trung thành với Tổ quốc, sự học của mỗi người như những nấc thang trí thức mà mỗi người tùy theo sức học. Có học trò giỏi hơn thầy là niềm vinh hạnh, hạnh phúc của thầy. Làm thầy xưa nay là nghề dạy học thanh cao, thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn. Mới đây, trên vùng cao Hang Kia (Mai Châu) các cô, các thầy hình ảnh cõng chữ lên mây. Các thầy đi tìm học sinh đang ngồi trên lưng trâu mà tóc vờn gió núi, đầu đội mây trời, vận động học sinh về lớp rồi các thầy cắt tóc, các cô tắm gội cho các em. Những bữa cơm còn thiếu dinh dưỡng nhưng đầy ắp tình người. Thế mà có ít người vì mưu lợi cá nhân bán rẻ lương tâm, làm vấy bẩn lên công việc trồng người. Thật đáng tiếc.
Có người ví làm thầy như bãi cát dài đỡ mình cho những con sóng, con sóng sau đưa đi con sóng trước. Làm thầy là làm người lữ hành, là người đưa đò. Khách sang sông ông lái về bến cũ một đời bạn hữu với trăng nước mênh mông. Thế mà thầy của ta hàng ngày nhẫn nại bươn trải trong cái thiếu thốn để đón trò, những học trò nhỏ ở các lớp mẫu giáo, tiểu học với tình cảm thân thương và chia sẻ ân tình sau những cơn bão, lũ, sạt lở. Các thầy, các cô lại xắn quần, lặn lội cào bùn, sửa lại lớp, đến từng nhà động viên phụ huynh dẫn dắt các em đến trường của các cô giáo vùng cao Đà Bắc.
Những thầy giáo đến Hòa Bình vào tháng 10/1959 vẫn mãi đinh ninh lời Bác Hồ dạy khi Bác đến thăm đoàn giáo viên xung phong đi miền núi: "Các cháu đã xung phong thì xung phong cho đến nơi đến chốn”. Thế hệ thầy giáo ấy có người đã mất, đã già nhưng 60 năm rồi vẫn làm việc đến nơi đến chốn. Họ vẫn tâm niệm:
Bao nhiêu viên phấn đã mòn
Bao nhiêu giáo án đã sờn qua tay
Bây giờ tóc bạc như mây
Giữ gìn nhân cách cho đầy niềm vui.
Cuộc đời làm thầy không mong được học trò trả ơn. Vì ơn thầy làm sao đếm được, chẳng tính được bằng tiền bạc lại không thể đánh đổi trao tay. Bác Hồ đã dạy: Làm thầy là làm "người anh hùng vô danh”. Người thầy chân chính mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang hay làm người công dân tốt trên mọi lĩnh vực.
Người thầy luôn đòi hỏi phải được thể hiện trong lời ăn tiếng nói, trong phong cách. Thầy phải nghiêm trang mà không kiêu bạc, chan hòa mà không suồng sã, gần gũi và vẫn giữ được khoảng cách thầy và trò.
Nhân ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, người thầy một đời dạy học vẫn luôn nghĩ đến các lớp học trò dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào, hành trang vào đời vẫn lung linh hình ảnh người thầy với một tấm lòng biết ơn.
Văn Song (TTV)
(HBĐT) - Chắc lâu không thấy về Hà Nội, đám bạn cũ đánh tiếng trên mạng xã hội: Có về gặp gỡ thu Hà Nội cùng lớp ở Hồ Tây không? Về Hà Nội vào thu ư? Năm nào cũng vậy, cuộc gặp gỡ với mùa thu kinh kỳ có khác dư vị? Một chút nôn nao khi cảm nhận từ xa làn gió heo may nhè nhẹ trên đường Thanh Niên năm nào? Mùa thu Hà Nội như một "cố nhân” len lỏi tâm tư và gợi nhớ…
(HBĐT) - Sau khi bị buộc thôi việc vì chỉ đạo thuộc hạ nhận học sinh ngoài chỉ tiêu được giao, gia cảnh của Thạch Sanh bỗng chốc trở nên khốn khó. Hai vợ chồng loay hoay đủ mọi việc nhưng lúc nào cũng trong tình trạng "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, lũ con lít nhít nheo nhóc và có nguy cơ thất học.
(HBĐT) - Một sáng trời trong xanh, nắng phớt nhẹ, ông X. đang thư giãn cùng chén chè và nghe nhạc không lời bên hiên nhà thì có tiếng chuông cổng.
(HBĐT)-Thời gian lặng lẽ trở mình. Đường về nhà trong thẳm sâu ngày tháng tròn đầy trái tim người xa quê. Bình dị đấy, vẫn là con đường đẹp nhất. Đi muôn phương thầm mong được trở lại. Từng bước chân hằn lên theo bóng thời gian, kỷ niệm mãi đọng lại dịu dàng trong lòng ngập tràn nắng thơm, mùi cỏ dại tan trong nắng sớm, những khóm hoa mua, hoa sim ven đường bung nở hồn nhiên vẻ đẹp giao hòa. Nhiều thứ hôm qua đã lùi sâu và chìm khuất. Xa rồi tuổi nhỏ, cô gái ngày nào mới nhận ra vẻ đẹp của làng quê đổi mới.
(HBĐT) - Một tháng nay, ông nội tôi có vẻ mệt, thất thần đứng ngồi không yên. Đôi khi hay gọi lẫn bố tôi là "thằng Tân, thằng Đức à…". Bố ướm lời định cho đi khám bệnh thì ông gạt đi. Buổi chiều, ông hay ra đầu ngõ nhìn hướng con đường quốc lộ hun hút dẫn về Nam. Thỉnh thoảng ông lại đưa tay lên phía túi ngực trái. Mẹ nói nhỏ với bố: "Chắc chắn ông đang nhớ về chú Tân". Nhưng không hẳn thế, ông nói với bố: "Khả năng mấy hôm nữa nhóm thằng Đức đến thăm nhà mình". Ôi, ông nói gì vậy? Lâu rồi cả nhà đã biết thêm tin gì của chú Đức và các chú từng về đóng quân nơi đây đâu?… Nhìn dáng ông còng còng đi đi lại lại ngoài ngõ, đứng rất lâu dưới cây bưởi mà chú Tân trồng trước khi nhập ngũ, mẹ tôi hình như đã khóc…