(HBĐT) - Vậy là cuộc hành trình giao mùa của năm Canh Tý - Tân Sửu và kỳ nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc đã qua. Những ngày qua…, khi mọi người đều hướng về Tết, những nhân viên ngành Y tế tiếp tục là chiến sỹ tiên phong, gồng mình chống dịch để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, không ngại gian khổ, hy sinh để ngăn ngừa, kiểm soát "làn sóng thứ 3” dịch Covid-19.
Tết chậm rãi, Tết tại gia, Tết phòng dịch. Ăn Tết Tân Sửu là cái Tết đặc biệt! Mà sau này, chắc chắn mọi người đều phải nhớ. Chúng ta đã khống chế các ổ dịch ở nhiều đợt khác nhau. Nhiều người xa quê không được về vui chung cái Tết, nhiều người đang ở vùng tâm dịch ở tại chỗ, nhiều người làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu, người đang ở trong khu cách ly, những "chiến sĩ áo trắng” phải hoãn lại mọi nhớ thương gia đình, tình cảm gói trọn trong chiếc điện thoại cầm tay...
Khi chọn nghề Y, người thầy thuốc chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong đó có niềm vui đón Giao thừa không trọn vẹn bên gia đình, người thân… Nếu như khoảnh khắc đầu tiên của năm mới mọi người được sum họp bên gia đình thì các y, bác sĩ vẫn hết mình với công việc. Dịp Tết là dịp nhiều ngành nghề được nghỉ ngơi. Nhưng với những người ngành Y thì Tết lại là những ngày lao động vất vả hơn cả. Những người có vợ, chồng làm thầy thuốc cũng sẽ quen dần với việc chồng hay vợ đi trực vắng nhà trong ngày Tết. Nhưng những đứa trẻ là con y, bác sĩ thì sẽ luôn thiệt thòi vì chẳng mấy khi được bố mẹ cho đi chơi Tết vì những ngày này, bố mẹ chúng còn đang bận bịu trong sự nghiệp cứu người.
Có người bạn thân từng 30 năm làm nghề… Thời gian từng ấy năm thôi cũng đã giúp bạn ấy hiểu thêm về ngành Y, về dịch bệnh, về cuộc sống người bệnh, nỗi niềm, sự nhọc nhằn đằng sau mỗi tấm áo blu trắng. Bởi khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có những gia cảnh khó khăn… cảm nhận, chia sẻ, cùng những cử chỉ nhẹ nhàng và thái độ ân cần, niềm nở ấy một phần đã xoa dịu nỗi đau, giúp người bệnh có thêm nghị lực, niềm vui để sống và chiến đấu với bệnh tật. Qua đó, càng thấy rõ hơn giá trị của cuộc sống, thêm trân trọng, gắn bó, yêu nghề hơn và luôn khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác "Lương y phải như từ mẫu", có động lực nhằm vượt qua chính mình, vượt qua cám dỗ đời thường để hết lòng với nghề, làm tròn nhiệm vụ…
Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến y tế cơ sở cũng không nằm ngoài đặc thù "trực Tết ngành Y”, nhất là dịp "làn sóng Covid-19” vừa qua. Các Trạm Y tế xã xây dựng kế hoạch trực quay vòng trực làm công tác khai báo y tế. Tất bật nhất là những ngày cận Tết, Nhân dân trong xã trở về quê đón Tết. Nhưng do có nhận thức đúng, đội ngũ y tế thôn bản, cán bộ y tế trạm bám sát cơ sở, nắm bắt người đi làm ăn xa từ các vùng dù không phải tâm dịch, hướng dẫn đến trạm y tế xã khai báo y tế, tích cực tuyên truyền "5K” để Nhân dân hiểu đúng về dịch, không những không hoang mang lo lắng quá mức nhưng lại cũng không chủ quan với dịch bệnh… Những ngày vừa qua thật đáng nhớ đối với mỗi cán bộ y tế tuyến cơ sở…
Với tinh thần không ngại khó khăn gian khổ, các thầy thuốc đã không chùn bước; họ đã và sẽ luôn có mặt ở tuyến đầu trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 hôm nay./.
Bùi Thị Chiều
(Trạm y tế xã Cao Dương - Lương Sơn)
(HBĐT) - Còn hơn một giờ nữa mới đến giờ xe chạy. Ngồi gần bên ghế có anh bộ đội biên phòng năm nay được đơn vị thưởng cho nghỉ phép về quê ăn Tết. Hơn 7 tháng từ khi có đại dịch Covid-19 bùng nổ, đơn vị anh trốn trú trong rừng chặn đường mòn, lối mở để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép với phương châm chống dịch như chống giặc. Ròng rã 7 tháng ăn đêm, ngủ sương, vất vả khôn lường nhưng đồng đội, đơn vị anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
(HBĐT) - Mấy chậu cây cảnh ở ban công đã nảy lộc. Mưa nhè nhẹ giăng man mác khắp trời; một vài tia nắng sớm hắt lên phía ban công dẫy nhà phía trước…
(HBĐT) - Cơn mưa phùn sáng nay như kéo thời gian trôi nhanh về những ngày giáp Tết. Sáng sớm đi chợ, phát hiện ra quán xá tẻ nhạt hàng ngày bỗng nhộn nhịp bất thường bởi một mặt hàng khác lạ - hành muối. Nhớ đến những Tết xưa, đầu tháng chạp đã tất bật nén một vại dưa hành và sau lễ cúng ông Công, ông Táo tất bật dọn dẹp nhà cửa, đi chợ - là Tết sắp về. Vì vậy, thuở bé, Tết được báo hiệu bằng khoảnh khắc tìm thấy trong cái làn nhựa đi chợ của mẹ ngoài những mặt hàng quen thuộc có thêm đôi ba cân hành củ.
(HBĐT) - chị V. đang chuẩn bị cho bữa tối thì nghe đánh "xoảng” bên nhà bà M. Tiếng bà M. tru tréo: "Trời ạ, con với cháu, vỡ hết đống bát rồi. Ông đâu rồi…”.
Truyện ngắn của Trần Văn Thiên