(HBĐT) - Tháng ba về hoa gạo nhuộm trời chiều

Ta về đây với bao niềm ký ức

Về quê, tháng ba cây gạo đầu làng hoa nở đỏ rực. Chào mào, sáo sậu nhảy nhót trên cành cây kiếm ăn, thỉnh thoảng cánh hoa rụng xuống đất làm lòng người xao động:
Tháng ba có rét nàng Bân
Hoa gạo đầu làng cháy rần trong mây
Tháng ba xuân hãy còn đầy
Nghe như mưa hạt rót ngày vào đêm
Nhớ dưới gốc cây gạo, quán nước bà Xoan không còn nữa, bà đã trở thành người thiên cổ, nền quán cũ được bê tông thêm mấy mô xi măng làm ghế ngồi cho các bác, các chị nông dân ngồi nghỉ chân.
Tháng ba nông dân thường ví von câu "tháng ba đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”.
Nhớ về những năm còn chiến tranh, cây gạo là nơi hò hẹn những thanh niên lên đường. Tháng ba tháng của thanh niên, tuổi trẻ lên đường tòng quân. Nhớ cái thuở người đi, người tiễn đều hứa hẹn ngày thắng lợi trở về.
Chiến tranh đi qua bao mùa hoa gạo, đất nước yên bình, có người đi mãi không về, có người trở về đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường nhưng vẫn mang bao khát vọng xây dựng quê hương. Hoài niệm về hoa gạo ở thập kỷ 50, 60 đường phố Hòa Bình chỉ có con đường độc đạo mang tên Anh hùng Cù Chính Lan chật hẹp, hai bên đường sừng sững những hàng cây gạo, tháng ba hoa gạo nở đỏ rực như tô điểm cho diện mạo của một thị xã nghèo. Trên bến đò ngang có một cây gạo đứng đơn côi bên dòng sông phẳng lặng, hàng ngày có ông bà chèo thuyền đưa học sinh qua sông đến ngôi trường cấp II, III Hoàng Văn Thụ sum xuê hàng phi lao che những lớp học bằng gianh. Bọn học trò ngồi chờ đò nghêu ngao mấy câu.
Tháng ba cơm bát đơm đầy
Tu hú gọi bạn nghe say xóm làng
Hoài niệm tháng ba cây gạo nay đã đi vào dĩ vãng. Thị xã nghèo miền núi nay đã phát triển đường sá rộng mở, nhà cao tầng, Quảng trường Hòa Bình rộng mênh mông có hình tượng chiếc Chiêng của dân tộc Mường. Không còn cảnh đò ngang mà thay vào đó là ba cây cầu bê tông sừng sững vươn lên trên con đường CNH - HĐH xây dựng quê hương Hòa Bình đẹp giàu.
Hoài niệm về hoa gạo tháng ba mà lòng lại náo nức: 
Tháng ba đất nước vang ca
Tiếp đón Nghị quyết 13 rộn ràng
Đất trời non nước sang trang
Dựng xây thành phố muôn vàn phồn vinh.

Văn Song (TTV)


Các tin khác


Chỉ vì phạt nguội

(HBĐT) - Sau nhiều lần "lên bờ, xuống ruộng” vì sai lầm, khuyết điểm, trở về vùng "rừng xanh, núi đỏ”, Thạch Sanh quyết định dốc hết vốn liếng đã dành dụm bấy lâu để lập nghiệp bằng nghề mới: cho thuê xe tự lái.               

Phía cuối đường xuân

(HBĐT) - Cỏ gianh lên xanh sau đồi. Mẹ lại nhìn tôi: "Thế con Xuân có xuống được không?”.

Nơi tuyến đầu…

(HBĐT) - Mỗi khi nghĩ về những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 hiện nay (đội ngũ cán bộ y tế, Công an, bộ đội…), lại chợt liên tưởng đến một đoạn trong bộ phim chiến tranh của Nga: Phim "Tinh cầu”, dù cuộc chiến chống dịch hôm nay không hề có bom rơi, đạn nổ. Để tạo điều kiện cho nhóm chiến sĩ đột nhập vượt qua chiến tuyến để lọt sâu vào sau lưng của phát xít Đức, hồng quân Liên Xô đã dùng pháo binh dội lửa đạn pháo để nhóm chớp thời cơ tiếp cận tiền duyên. Bình thường, con người phải cố gắng né hết mức có thể để tránh những lúc, những nơi bom rơi, đạn nổ, nhưng nhóm chiến sĩ phải lao vào vùng lửa đó để tạo nên những bất ngờ đối với đối phương. Vì thế, hình ảnh: trong ánh chớp của đạn pháo, họ đã lao lên và chìm lẫn trong khói thuốc súng, chìm vào bóng đêm cùng những tiếng nổ long trời, lở đất, thật ấn tượng. Chiến tranh và sự cảm tử anh hùng là như vậy. Hình ảnh đẹp, hào hùng đó cứ trở đi, trở tại trong tâm tưởng…khi nghĩ về những người trên tuyến đầu chống dịch hôm nay…

Nếu ai lên biên giới…

(HBĐT) - Ra Giêng, khi hơi hướng mùa xuân vẫn còn vấn vương khắp nơi, nhận được lời mời của đồng nghiệp ở nơi "con sông Hồng chảy vào đất Việt” - Lào Cai: Lên mùa này không chỉ đi các chợ phiên Cán Cấu, Bắc Hà, đèo Ô Quy Hồ, khám phá rừng Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng, danh thắng du lịch Sa Pa mà còn có thể lên biên giới, lên cột cờ Lũng Pô bên sông Hồng, thăm anh em đồn biên phòng và bà con vùng biên…

Hoa đào năm ấy

(HBĐT) - Sau gần 5 năm, ông Đình Huấn lại có cơ hội mở cuộc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật của mình ở huyện vùng cao này. Khi ông đưa ra ý tưởng, bà nhà chỉ cười cười: "Cứ mò kim đáy biển đi… Biết đâu gặp được”. Rồi chính bà lại là người đi vận động tài trợ, làm các thủ tục có liên quan để có thể tổ chức cuộc triển lãm này. Có đến gần 10 nhiếp ảnh gia và họa sĩ nhận lời đồng hành cùng ông. Vì chỉ nghe đến cái tên địa danh đó, ai cũng ồ lên thích thú. Bởi chính họ cũng từng năm lần bảy lượt về đây trong các đợt thăm quan, thực tế sáng tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục