Ngày mai anh phải về Hà Nội dự gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày đi lao động tại Liên Xô (cũ). Háo hức, hồi hộp quá dù không phải lần đầu tham dự. Chọn những bộ quần áo đẹp cùng một số vật dụng cá nhân, anh quyết định: phải về Hà Nội ngay tối nay để có cơ hội hàn huyên, trò chuyện với các bạn ngày xưa.
Mấy trăm con người cùng sinh sống, lao động, làm việc tại một thành phố cách không xa Mát-xcơ-va ngày ấy nay lại có dịp gặp nhau để ôn lại những năm tháng tuổi trẻ không quên... Anh bảo: Mấy bạn thân từ TP Hồ Chí Minh, ở Nghệ An cũng đã đặt vé rồi... tối nay gặp nhau ở Thủ đô. Tuy cuộc gặp mặt tối nay là "nháp”, chưa chính thức nhưng chắc chắn sẽ rất vui. Họ sẽ có một đêm trắng bên nhau để ngày mai cùng bước vào hội trường lớn...
Chuyện về Liên Xô (cũ), chuyện về nước Nga hôm nay được anh say sưa kể. Anh bảo: Theo thông lệ đã được tất cả anh em trong đoàn thống nhất, vì không để những năm tháng gắn bó với nước Nga chìm vào quên lãng, cứ năm nào là năm chẵn, tính từ ngày đến nước Nga sẽ tổ chức gặp mặt, kỷ niệm tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh. Những năm lẻ có thể theo nhóm miền Nam hay nhóm miền Bắc tổ chức gặp mặt tùy theo điều kiện. Như anh đây, năm 2022, "nhóm những người bạn Hòa Bình” đã đăng cai tại TP Hòa Bình. Thật ý nghĩa, các bạn từ Hà Nội lên, Phú Thọ sang, Tây Bắc xuống... Vui như ngày hội. Không chỉ đến với quê hương của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, có TP Hòa Bình yên bình mà còn là nơi có công trình thủy điện từng được biết đến là lớn nhất Đông Nam Á - biểu tượng vĩ đại của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (cũ). Vì thế mà mọi người vui lắm, còn anh thì hồ hởi xen lẫn niềm tự hào. Nơi thành phố bên sông còn có bảo tàng lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về những năm tháng sôi động năm nào; nơi còn bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau cùng khu tưởng niệm những người đã ngã xuống trên công trường thanh niên cộng sản, trong đó có cả những người bạn Liên Xô (cũ)…
Hôm ấy họ bên nhau thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc Mường, món ăn Nga; hát và kể cho nhau nghe những bài hát Nga cùng câu chuyện của cuộc sống hôm nay, dù còn khó khăn nhưng ai cũng đều cố gắng vượt qua để khẳng định mình trong cuộc sống, xứng đáng với quá khứ từng qua...
Ký ức về những năm tháng tuổi trẻ tại nước Nga sao đậm đà đến vậy. Như câu chuyện anh "say tiếng Nga”, luôn chịu khó gặp người bản địa để học thêm về cách sử dụng tiếng Nga trong cuộc sống đời thường, hoặc chỉ là cách phát âm sao cho chuẩn… Anh bảo: Nếu không có những ngày lăn lộn với tiếng Nga, bên cạnh học bạn bè, "ôm” quyển từ điển Nga - Việt nặng mấy kg sao có thể tự tin đi chợ mua sắm, đi tàu xe, sân bay và giao tiếp thành thạo với người bản địa được. Chính ưu thế đó nên dù chỉ là người lao động tại các công xưởng, nhà máy Nga, chứ chẳng phải được học tập tại các học viện, trường đại học, anh lại được nhiều khách du lịch thăm quan nước Nga mời tham gia đoàn với tư cách là hướng dẫn viên. Nhiều lần trở lại nước Nga (trước và sau thời dịch Covid - 19) anh đều dành thời gian để thăm chốn xưa với nỗi xúc động nghèn ngào. Nước Nga đã hồi sinh và phát triển sau những thăng trầm. Anh dạo bước trên Quảng trường Đỏ, bên dòng sông Volga, hay đến thăm ngôi mộ nhà văn nổi tiếng thế giới Lép Tôn-xtôi vẫn bằng tâm thế như thuở ban đầu. Say mê, ngưỡng mộ và trân trọng…
- Anh còn trở lại nước Nga thêm lần nữa chứ?
Anh không trả lời luôn mà trầm tư: Thiên nhiên Nga tươi đẹp, con người Nga chân chất, nồng hậu… Sao có thể không đến với nước Nga vào mùa thu vàng… để hòa mình với thiên nhiên, đất nước, con người Nga - nơi gửi gắm những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi ở đó. Nhất định rồi.
Bùi Huy
(HBĐT) - Chuyện chả đâu vào đâu mà một tuần nay, vợ chồng bà V. lại dỗi dằn nhau khiến "cơm không lành, canh không ngọt”. Món canh mùng tơi nấu với món tép say nhuyễn mà ông thích không được bà nấu… Còn ông thì ở rịt trên phòng tầng 3, hết cắm cúi vào điện thoại lại chuyển sang ti vi xem Tom và Jery đuổi nhau. Nhìn cảnh này ai cũng ngạc nhiên. Chỉ cách đây 1 tuần, đôi uyên ương này đi đâu cũng có nhau, phóng xe máy mà cứ ríu ran trò chuyện như trong độ tuổi thanh xuân. Tình cảnh này, về sâu xa "tội” chính là mấy cái đèn đỏ, đèn xanh ở mấy ngã tư, ngã 6 thành phố.
(HBĐT) - Không chỉ là hoài nhớ, mà đã có chiều đi dưới những hàng cây xanh ngát, ẩm ướt chút mưa thu nhẹ nhàng. Dòng người hối hả, nhưng gương mặt ai cũng có chút thư thái, hài lòng hơn cùng niềm vui đón chào Thu Phố. Tiếng ai rao nhẹ ở phố vắng, cùng hương hoa dâng nhẹ nhàng từ những con phố nhỏ. Tiếng hát của nữ ca sĩ nào đó khắc khoải gợi nhớ: "Em đi qua thu Hồ Gươm biêng biếc chiều/Có tiếng chim nào rơi xuống trên vai mềm trắng trong/Để lá me rơi ngẩn ngơ, để tiếng thu rơi rất thơ/ Hồ Gươm, Hồ Gươm chiều thu vàng”. Bóng người thiếu nữ nào, tào áo dài trắng lướt nhẹ con phố Quốc Văn bên Hồ Gươm ngàn năm xanh như ngọc…
(HBĐT) - Vậy là ông đã trở lại thành phố thuở hoa niên từng gắn bó. Một chút vui, một chút se se lòng khi đi qua những con phố, những dãy giảng đường, khu ký túc giờ đã đổi thay đến ngỡ ngàng… Những công dân ở đây đều xa lạ đối với ông. Sau khi làm xong thủ tục nhập học, bố con ông dành cả buổi chiều tìm về ngoại ô thành phố. Anh con cười trêu: "Nhà người yêu bố phải không? Sao bấy lâu nay bố chẳng kể cùng ai?”.
(HBĐT) - Năm nào, gia đình chú Út ở ngoài thành phố cũng cho 2 đứa trẻ về thăm quê vào dịp hè. Vì thế, tuần này nhà ông Tưn đông vui, ồn ào hơn. Là con cả trong gia đình, ông được ông bà để lại cho mảnh vườn khá rộng dọc dưới chân đồi Châu Sơn, có địa thế đắc địa lắm. Trước đây ở quê, việc bố mẹ viết di chúc cho con cái là điều ít có, nên nghiễm nhiên ông có thể hưởng lợi toàn phần. Chú Út vô tư thôi, chỉ nêu ý kiến: Có nguồn gốc từ nông thôn, mở mắt ra là thấy núi đồi, rừng cây, sông suối, nên muốn bọn trẻ không thấy quá xa lạ với điều đó… Nên cả 2 đứa thích về quê để khám phá cây cỏ, thiên nhiên cũng không nằm ngoài ý tưởng đó. Với ông Tưn, trong một tuần lễ ông cũng dự định cho các cháu vào vườn rừng đặt bẫy chuột, thăm khu nuôi lợn bản địa phía núi và khu vườn chim bên bờ suối. Mùa này sao cò về nhiều thế…