(HBĐT) - Học xong đại học, Thành làm việc và có vợ ở lại thành phố. Đêm nắm nghĩ thương mẹ ở quê bao năm khó nhọc, bản thân anh chẳng chăm sóc được ngày nào. Bốt mất sớm, nhà có 3 anh em, anh cả ở quê, em gái lấy chồng làng bên dạy học trường làng. Tuổi đã cao, mẹ nghĩ tuổi già như chuối chín cây nên bàn với các con chia tài sản, một mảnh vườn mấy sào, ba gian nhà cấp 4. Làm thủ tục cho gọn nhẹ để khi đau yếu có về theo tổ tiên cũng thanh thản.

 

Hôm làm thủ tục chia tài sản, anh cả và Thành bàn bạc với mẹ thống nhất, nhiều ít cũng là lộc của cha mẹ cứ chia đều cả 3 anh em, trai cũng như gái. Phần chia cho Thành, anh nói:

 

- Phần của em, em nhường anh cả để lo chăm sóc mẹ lúc tuổi già và cũng là nơi chúng em đi về hương khói, còn phần em gái tùy em sử dụng. Thây anh em hòa thuận, biết ăn ở, mẹ vui lắm. Vừa rồi, ngày giỗ bố, vợ chồng Thành về quê đưa ít tiền lo giỗ bố và thuốc thang cho mẹ. Mẹ anh cầm tay Thành nắn bót nào là dạo này không mập, hơi gầy. Lúc giỗ bố xong, mẹ anh dắt tay anh ra sau nhà, bất ngờ lấy trong lưng quần ra một túi vải nhỏ xíu nhét vào túi anh, rồi nói:

 

- Thằng cháu nội của bà, thằng Lập đi học không về được, bà gửi tí tiền về mua quà cho cháu.

 

Anh Thành lớn giọng nói:

 

- Mẹ già rồi, tiền đâu mà cho cháu, vợ chồng con không biếu mẹ thì thôi, con không nhận đâu.

Mẹ anh cứ nhỏ to, nài nỉ:

 

- Có chút ít thôi con à, tiền này là tiền mẹ dành dụm bán hoa quả trong vườn. Con cầm về cho cháu nó vui, con nhớ nói với cháu tiền bà nội gửi.

Thấy ánh mắt mẹ thiết tha quá, thật lòng, anh không nỡ.

 

Trở về nhà, vợ chồng Thành mở túi ra xem chỉ có 58.000 đồng được xếp cẩn thận nhưng toàn là tiền 500 đồng và 1.000 đồng.

 

Cầm đồng tiền quá quý báu của bà nội, lâu nay chắt chiu để dành cho cháu ở xa, cổ anh Thành cứ nghẹn lại, nước mắt rưng rưng. Thương mẹ quá chừng.

 

 

                                                               Văn Song (T.T.V)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người xin việc

Dinh mới tốt nghiệp khóa học trung cấp kế toán. Là một cô gái hiếu kỳ, nên mặc dù mẹ cô có hẳn một xưởng may gia công và sẵn lòng bảo cô làm kế toán, nhưng cô dứt khoát từ chối.

Phiên chợ quê ngày Tết

(HBĐT)- Đã khuya rồi mà Hương không sao chợp mắt được. Không phải vì ngày mai được đi chợ Tết. Hương nhìn lên mái nhà rồi co tròn trong chiếc chăn bông, dưới là chiếc đệm bông lau trải trên sàn, gió dưới sàn vi vu. Hương nghĩ một ngày đi xe về quê có đến trên 100 km nên tối về mới ngấm mệt, may mà Hương không say xe, nếu say thì còn mệt lả hơn nữa.

Qua cầu nhớ tiếng đò ơi !

(HBĐT) - Có đến ba mươi năm rồi, hôm nay, anh Trung mới trở lại mảnh đất này. Mảnh đất mà ngày ấy, anh theo gia đình từ một tỉnh miền xuôi đất chật, người đông lên khai hoang. Học xong cấp II, anh ra tỉnh học, anh ở nhà người anh họ bên này sông, phố Đoàn Kết.

Người bạn giỏi văn

(HBĐT) - Tôi và Hoàng nhà ở cạnh nhau, thuở nhỏ là đôi bạn thân. Chúng tôi có tuổi thơ êm đềm không gợn chút suy tư. Lớn lên, tôi và Hoàng học chung một lớp. Những năm học cấp hai, Hoàng thường có những câu hỏi khiến thầy, cô giáo giật mình. Chẳng hạn, bạn ấy hỏi: “Vì sao con người ta không thương yêu, giúp đỡ nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn?” Vì sao cái tát vào mặt khiến người ta nhớ lâu hơn những ngọn roi quất vào người?”... Những thầy, cô giáo đã dạy Hoàng không ai quên được cậu học trò ngoan, hiền, tư duy trước tuổi.

Trên quê mới

(HBĐT) - Hà chạy như lao xuống bến sông. Cô vừa chạy, vừa phải kìm mình lại để không bị ngã. Dưới bến sông, một phụ nữ vừa bước lên chuyến thuyền khách cuối ngày. Thuyền rời bến khuất bản sau mảng rừng vừa hoe nắng mà bóng tối đã ập xuống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục