-          Đi đi! Đứng ám mãi, ai mà bán được.

-Tiếng nói làm Trinh giật mình, ngoái nhìn lại.

-Người đàn bà phốp pháp, mặt đậm phấn son, một tay chống nạnh, một tay rẩy rẩy xua đuổi một em gái đang đứng nhìn dán mắt vào những nhành hoa vải đủ màu sắc sặc sỡ trong quầy hàng. Người chủ sạp hàng chẳng lạ lẫm gì với Trinh ở cái chợ bé bằng bàn tay của xã vùng cao này. Nhưng em gái?... Thùy! Học trò cũ của Trinh đây mà!

-Trinh quay lại, tấp vào quầy hàng. Người chủ đon đả:

-- Cô giáo! Cô mua gì? Đủ loại mặt hàng phục vụ cho ngày Nhà giáo. Quay sang Thùy.

-- Đi đi! Con nhà ai mà lỳ quá!

-Phân bua với Trinh:

-- Cô xem, nó có hai ngàn mà đòi mua hoa đẹp. Tôi thấy thương bán rẻ cho mấy nhành hoa xấu nó không chịu. Con nhà ai mà kỳ cục, tặng rồi cũng vứt chứ ăn uống gì được đâu mà kén với chọn.

-Trinh nhìn học trò cũ. Thùy rời mắt khỏi những nhành hoa, vòng tay, cúi đầu:

-- Thưa cô, em chào cô!

-Chào cô giáo xong, Thùy mở những ngón tay nhìn tờ giấy bạc 2.000 đồng cuộn tròn, luyến tiếc nhìn những nhành hoa lần nữa rồi dợm bước…

-Cử chỉ của Thùy trong thoáng chốc đã làm Trinh xúc động. Hai má ửng đỏ, ánh mắt thèm thuồng, sự im lặng chịu đựng lời xua đuổi và phải chấp nhận rời xa ước muốn của em làm cô gợi nhớ một thời chưa xa của tuổi học trò… Cũng những đồng tiền hiếm hoi từ mót lá chuối hay tàu môn đem bán, cũng những bông hoa giả như có chứa mật ngọt quyến rũ những con ong học trò, niềm vui được tặng hoa cho cô, thầy kèm những lời chúc bắt chước y hệt nhau nhưng xuất phát tự đáy lòng… Trinh giơ tay ngăn Thùy lại:

-- Em đợi tí! Nghe cô bảo. Sao em không mua hoa xấu cho rẻ hơn?

-Thùy ngước nhìn cô giáo, ánh mắt long lanh đáp:

-- Thưa cô, mẹ dạy khi tặng ai vật gì thì phải chọn vật xinh đẹp, tươi tốt như lòng mình nên em không thể mua hoa xấu tặng thầy được ạ.

-Lời đáp của Thùy làm dấy lên trong lòng Trinh niềm vui và tự hào về cô trò nhỏ trước người chủ quầy hàng. Trinh trìu mến hỏi Thùy:

-- Em ngoan lắm! Em muốn mua hoa nào?

-- Thưa cô, hoa này ạ!

-Mua hoa xong, Trinh dắt Thùy ra chỗ gửi xe nói:

-- Cô tặng em hoa này để tặng thầy, còn hoa này, cô tặng em vì sự ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ dạy. Cô chúc em mãi ngoan, học giỏi.

-Thùy ngần ngừ không dám nhận. Trinh trấn an:

-- Cô biết em nghĩ gì rồi. Em sợ mẹ mắng khi chưa được phép mà nhận quà của người khác phải không? Không sao! Cô giáo cũng như mẹ, cô không dạy em làm việc xấu. Mẹ sẽ không mắng em đâu. Em cầm đi rồi lên xe cô chở về nhà.

-Trên đường về, Trinh nhớ lại mục đích đến chợ sáng nay. Cô định đi chợ mua ít quà. Đã hẹn bạn sáng mai đi thăm thầy cũ. Thôi thì chở cô bé về rồi đáo lại chợ vậy. Chiều nay phải ở nhà đón học trò đến thăm cô giáo.

-Từng tốp học sinh đến thăm, tặng quà cô giáo ở nhà riêng. Các cô cậu cứ đùn đẩy nhau lên trước gần cô giáo; không dám nói lớn, cười lớn; cố tỏ ra chững chạc dù ánh mắt không chịu nhìn yên một chỗ. Nhưng Trinh biết, chỉ chốc lát nữa thôi, các cô, cậu sẽ xả hết ga hò hét…

-Thùy cũng đến nhưng cô bé không mang theo những hộp quả hay những nhành hoa mà chỉ cầm một quyển vở bọc giấy báo láng. Khi các bạn đã tặng quà, chúc cô giáo xong, Thùy nâng quyển vở bằng hai tay đến trước cô giáo thưa:

-- Thưa cô, hoa cô tặng em, em đã tặng mẹ em, ghi nhớ công ơn mẹ đã cầm tay em tập viết những chữ đầu tiên. Đây là quyển vở tập viết đẹp nhất của em nhờ cô rèn, em đã đạt giải trong dịp thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học ở cấp huyện năm ngoái. Em tặng cô, thể hiện lòng ghi nhớ công ơn cô của em. Em chúc cô sức khỏe, có được nhiều học trò ngoan.

-Thật quá bất ngờ! Trinh xúc động đón nhận quà tặng của cô học trò cũ. Cả mấy chục em học sinh đang nói cười ồn ào bỗng im phắc trước lời nói và quà tặng của Thùy. Các em quá ngạc nhiên. Trinh nhận ra điều khác lạ ở thái độ và hiểu tâm trạng các em. Tính nghề nghiệp trỗi dậy khi cô nghĩ đến một đề tài giáo dục các em thông qua quà tặng của Thùy…

-Cầm quyển vở làm quà của Thùy trên tay, Trinh miên man nghĩ… Mong muốn lớn nhất của người thầy còn gì hơn là sự thành đạt của học trò. Cô đã dạy các em lúc ban chiều như thế. Quà tặng của cô khi đến thăm thầy giáo cũ vào sáng mai sẽ là gì?

-Một ý tưởng lóe lên trong đầu khiến Trinh như thấy được nụ cười mãn nguyện trên môi thầy.

 

 

                                                    Truyện ngắn của Trần Xuân Thụy

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người ở lại

(HBĐT) - Cuộc họp bất thường của Đảng ủy xã Thành Trung kéo dài hơn dự kiến đã gần tiếng đồng hồ. Bí thư Đảng ủy Hà Thị Thắm với nét mặt lúc đăm chiêu, khi thì căng thẳng. Từ cán bộ tuyên giáo Huyện ủy, Thắm được tăng cường về Thành Trung theo chủ trương chuyển đổi cán bộ. Ba tháng trời mới đủ cho Thắm nắm bắt tình hình chung toàn xã. Vừa tổ chức triển khai học tập nghị quyết Đại hội Đảng các cấp xong thì Thành Trung xảy ra chuyện...

Mình vì mọi người

(HBĐT) - Chiều cuối tuần, chị Lê tranh thủ làm nốt phần việc ở cơ quan rồi rảo bước nhanh ra chợ kiếm món gì cho bữa ăn tối. Lượn đi, lượn lại mấy vòng chợ cuối cùng, chị cũng tay sách nách mang nào túi cua, túi ốc, nắm tay khoai… và không thể quên mua món cá bống suối về kho tương. Chị vẫn là người có tiếng cẩn thận trong cách chọn các món ăn sao cho hợp túi tiền lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị bảo, thời buổi này nếu không phải là người nội chợ thông thái thì ít ra cũng phải biết chọn cho mình những món ăn “sạch”. Cho nên tâm điểm chợ mà chị quan tâm là cuối con đường làng văn hoá xóm Tân Lập, nơi tập trung các loại rau xanh, cá, tôm, lươn, ốc, ếch… do người dân trong xóm làm ra trên chính mảnh vườn của gia đình, hoặc kiếm được ở các con suối quanh làng.

Nói với con một lời

(HBĐT) - - Kịch, kịch, choang! Nghe tiếng động mạnh ở phòng thờ, tôi không kịp tắt máy vi tính vội chạy lên. Trước mắt tôi là cảnh tượng thằng cu Hùng mặt mày xám ngoét, nhìn trân trân vào những mảnh gốm của pho tượng đã vỡ tan tành. Tôi rít lên: - Hùng, sao con dám làm như vậy? Bố nói mãi rồi, đây đâu phải chỗ chơi của con. Mẹ mày về sẽ nhừ đòn con ơi!

Chiếc liềm của mẹ

(HBĐT) - Anh cố ngủ mà chẳng được, hình bóng người mẹ hiền về rõ mồn một. Bố anh mất sau trận bom B52 rải thảm, mẹ liêu xiêu một mình trong ngôi nhà tranh với mảnh vườn nho nhỏ mấy luống rau xanh, mùa nào, thức ấy. Dưới mái nhà, bóng dáng bốn mẹ con ra vào. Khuây khỏa nỗi buồn bố mất, tiếng cười con trẻ lại hồn nhiên, tình làng, nghĩa xóm lại lui tới chuyện trò, nỗi buồn rồi cũng qua đi theo năm tháng.

Bức thông điệp xanh

(HBĐT) - Đã từ lâu lắm, một bức thông điệp về khát vọng hòa bình và tươi vui được gửi cho muôn loài. Từ cánh rừng Phổ Luông, sau đợt khai thác trắng, tiếp đến là đốt nương làm rẫy của con người. Ngọn lửa đỏ đã liếm gọn từ cây cỏ đến những thân gỗ lớn. Làng mạc của những cư dân kiến bé nhỏ cư trú sầm uất là thế bỗng trở nên tiêu điều. Nhiều công dân chậm chân đã chết yểu trong khói lửa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục