(HBĐT) - Tứ được các bà và mấy chị bán hàng đều quý mến bởi cái nết nhanh nhẹn lại dễ bảo, từ hướng dẫn cho khách chỗ mua, nơi bán hàng, vệ sinh chợ…, việc gì Tứ cũng săng sái. Từ bữa chiều chuyển giúp mế My mấy bó củi vào nhà và sau lần nhờ Uyên vá giúp cái áo, Tứ mới biết Uyên bị khuyết tật, hàng ngày đi lại bằng xe lăn thật khó khăn. Uyên cũng đã 18 tuổi, nhà chỉ có hai mẹ con, cô là thợ may và cũng là chủ hiệu. Rồi là Tứ lại rẽ vào hiệu may, anh thường mua giúp cuộn chỉ, mớ rau, đôi khi mua cho Uyên mấy thứ hoa quả và ngồi xem Uyên may. Gần đây, Tứ năng vào thư viện mượn giúp Uyên sách và Tứ như vui lây khi những cuốn sách mang lại niềm vui cho em. Trong hiệu, Uyên vẫn dành chiếc ghế nhỏ bên bàn máy cho anh ngồi, vừa làm, cô vừa cùng anh chuyện trò thật vui vẻ. Uyên đã sớm nhận ra Tứ có giọng nói trầm ấm. Không biết anh đã là khách quen từ khi nào chẳng ai còn nhớ rõ.

 

Uyên thường được nghe mế kể về cha: “Ngày cha đi bộ đội, em còn ẵm ngửa và ngày em chập chững tập đi cũng là ngày mẹ nhận giấy báo tử của cha. Lên 6 tuổi, một cơn sốt cao đã khiến cho đôi chân em teo đi. Cho dù mế đã đưa em đi nhiều nơi, nhiều bệnh viện nhưng bác sĩ đều lắc đầu, không cứu được đôi chân em. Mẹ đã ở vậy, ngày ngày cõng em đến lớp cùng bạn bè. Uyên được thừa hưởng làn da trắng của người mẹ gốc Thái từ miền quê Tân Mai và chàng trai Mường Hào Tráng, nơi mà mỗi ngày cha đón ánh bình minh cùng với những nét hùng vĩ của thác Bờ lấp lánh nắng mai. Mẹ đã đến với cha sau những đêm trăng theo tiếng khèn gọi bạn cùng điệu xòe bên những vò rượu cần nồng say. Lớn lên, Uyên càng xinh đẹp, làn da mịn hồng như trứng gà bóc, hai hàng mi đen dài cong vút. Mẹ luôn âu yếm ngắm nhìn Uyên và bảo em có khuôn mặt và đôi mắt giống cha như hai giọt nước.

 

Nay cũng là lần đầu anh đưa Uyên ra phố trên xe lăn và như anh có điều gì muốn nói. Cũng đã lâu chưa ra phố, nay đi cùng anh, trong Uyên rộn lên niềm vui mới. Đến gốc phượng đầu phố, anh vội vàng nắm lấy đôi bàn tay Uyên, Uyên đã định rút tay khỏi bàn tay nóng ấm của anh, ngay đó Uyên đã kịp trấn tĩnh lại.

- Uyên ơi! Anh muốn được ở bên em suốt cuộc đời này để mỗi chiều lại được đưa em ra phố…

- Anh đừng trêu đùa mà tội em lắm. Em bị tật nguyền, chẳng thể làm được gì và em càng không muốn trở thành gánh nặng cho ai ngoài mế.

Nhưng khi nhìn vào mắt anh thì Uyên biết trong anh đang ẩn chứa một tình yêu và lời cầu hôn chân thực.

Mới sớm mà cả khu chợ xôn xao, khởi đầu từ hàng thịt nhà cô Doan đến quầy hàng khô nhà chị Thinh rồi như lửa gặp gió đã lan khắp chợ. Ai cũng khen:

- Tứ trông thế mà có tài lẻ lại dũng cảm.

Ai cũng tỏ ra thân mật và gọi anh bằng cái tên thật đầy đủ là Đỗ Xuân Tứ. Chuyện là chiều qua, Tứ đã làm nên một kỳ tích trong ngõ phố, tại nhà chị Tẻo, gần đây, chị cũng tập tọe theo nghiệp chợ búa. Chạy xô cả mấy chợ, buôn thúng, bán bưng đầu đường, cuối chợ, mỗi ngày chị cũng kiếm được mấy chục ngàn. Hàng ngày, chị nhốt hai đứa trẻ trong nhà, đứa lớn chưa đầy 5 tuổi, thằng em đã hơn 3 tuổi, chị không quên để sẵn bình nước lọc và cặp lồng cơm, theo chị thì không đói, không khát là sống rồi, chị khóa cửa lại là yên tâm mà đi đến chiều tối. Vài tháng qua đi, rồi “oan gia” đã đến. Chiều qua, thằng em trèo lên cửa sổ và ngã xuống, gãy cả tay, nó khóc thét lên khiến thằng anh sợ quá, vừa gào thét, vừa đập cửa kêu cứu. Hàng xóm vội chạy đến nhưng đành bó tay trước ổ khóa treo trước cửa. Vừa lúc Tứ đi ngang qua, tiếng gào khóc của hai đứa trẻ như có lửa cháy trong lòng khiến Tứ không còn do dự và dù biết rằng làm việc này là anh đã tự phá bỏ lời nguyền của chính mình. Trước cái ổ khóa han gỉ, chỉ với một que sắt nhỏ, Tứ đã mở toang được cánh cửa, anh bế thốc thằng em lên và kịp đưa đi bệnh viện trước sự trầm trồ thán phục của cả dân phố về biệt tài mở khóa của anh. Chiều về, tổ dân phố và cán bộ khu phố đến biểu dương và hết lòng khen ngợi việc làm của anh. “Hôm nay mà không có anh Tứ thì chắc thằng bé nguy mất”. Cả vợ chồng chị Tẻo cũng đến biếu quà và cảm ơn anh. Đêm về, trằn trọc không ngủ được, Tứ nghĩ: Cái biệt tài mở khóa của anh trước đây chỉ gây ra họa, nay lại thành hữu dụng. Anh đã cứu được cháu bé. Từ nay, anh đã được cả khu phố nhìn nhận là một người tốt và từ mai anh sẽ được ngẩng cao đầu khi ra phố. Anh sẽ đến chia sẻ niềm vui này với Tú Uyên để em cùng chia vui. Ngay sớm hôm sau, một cảnh tượng khiến anh không còn tin vào mắt mình. Cả dãy phố, mỗi nhà đều được mắc thêm trước cửa một ổ khóa mới cùng những ánh mắt nhìn anh thật khác lạ, toàn thân Tứ như rã rời. Anh biết phải làm gì và biết chia sẻ cùng ai? Có lẽ anh lại xin nghỉ và đi kiếm tìm việc làm ở một nơi xa, nơi mà không còn ai biết về quá khứ buồn của anh. Theo con tim mách bảo, Tứ rẽ vào nhà cô Thư, Trưởng tiểu khu để được chia sẻ:

- Vào nhà đi cháu, cô cũng định muốn gặp cháu.

Thấy cô Thư chân tình, cởi mở đã sớm gỡ đi bức rào ngăn cách, giúp Tứ bình tĩnh lại.

- Cô ơi, có phải khi người ta đã mắc lỗi không thể sửa được phải không cô?

- Không hẳn vậy. ông cha ta vẫn nói “Đã vấp ngã thì phải tự biết đứng dâùy và làm lại từ đầu”. Có điều là cháu có thể chia sẻ với cô về những “niềm riêng” và trăn trở của cháu, biết đâu cô có thể giúp được gì cho cháu.

Tứ đã kể lại cho cô Thư nghe hết câu chuyện lầm lỗi đã qua: “Trước đây đã 3 năm, dịp ôn thi lớp 12, với học lực khá nên cháu đã giúp được nhiều bạn. Cháu được khen là thông minh và có tài lẻ. Những cặp sách hỏng khóa, bàn ghế hỏng cháu tự sửa được hết. Khi khóa xe của bạn bị hóc, chỉ với một que sắt nhỏ là cháu đã cứu nguy cho bạn. “Tiếng lành đồn xa” và rồi “chữ tài liền với chữ tai”. Biệt tài mở khóa của cháu bị lợi dụng, cháu được “nhờ” đi mở giúp khóa kho hàng, tiếp tay cho kẻ gian lấy cắp hàng Nhà nước và cháu phải lãnh án 18 tháng tù giam”.

 

Vẫn lắng nghe Tứ kể, cô Thư trầm tư: “Tứ dám thừa nhận quá khứ lầm lỗi của mình nhưng vượt qua được định kiến lại là vô cùng khó khăn”.

Tứ đang trong tâm trạng sợ mang tiếng là “vừa ăn cắp, vừa la làng”. 21 tuổi, chấp hành án xong là Tứ xin lên đây với mong muốn giản đơn là vượt lên những lỗi lầm để làm lại cuộc đời nơi quê mới.

- Cháu đã tự khẳng định mình và quyết tâm vượt lên định kiến để hướng tới chặng đường mới. Cô ơi, cháu đã có ý định lại đi một nơi thật xa… không có ai biết về quá khứ của cháu để làm lại… giờ thì cháu nghĩ là không. Vì cháu còn có Tú Uyên - người bạn gái tự tin lại có lòng vị tha, đã tin và yêu thương cháu.

- Cô biết sự định kiến là đáng sợ, nó như một vết hằn sâu trong suy nghĩ của con người, trong ngày một, ngày hai không dễ dàng xóa được. Học hành dở dang, Tứ đâu có nhiều cơ hội để khẳng định mình. Cô càng không muốn đưa ra một lời khuyên sáo rỗng. Cháu hãy gắng sống tốt rồi sẽ được mọi người hiểu và xóa đi những định kiến. Điều cô trông mong ở mọi người nơi Tứ đang sống là sớm gỡ bỏ những ổ khóa định kiến mới  đang được treo mắc trên mỗi ô cửa. Cho dù những ổ khóa đó có đem lại chút yên tâm nhưng nó đã khóa chặt tương lai và rào kín con đường hoàn lương của những người đã một thời lầm lỗi như Tứ.

Rời nhà cô Thư, Đỗ Xuân Tứ trẻ trung rạng rỡ, tràn ngập tự tin, anh đã rẽ vào hiệu may nhỏ trong ngõ phố, nơi có Tú Uyên đang ngóng đợi anh.

 

Trong lấp lánh nắng mai, một làn gió mới, một bàn tay thiện chí và giàu tính nhân văn đã qua gỡ đi những chiếc ổ khóa lặng câm được treo trước cửa các ngôi nhà đều không còn nữa. Xa kia là chiếc xe lăn nhỏ đang chở những ríu ran nói cười của đôi bạn trẻ Tú Uyên và Xuân Tứ đang lăn dần ra phố, tiến về phía chợ đầu mối.

 

 

 

                                                          Đức Thắng

                                                 (Hội Khuyến học Đà Bắc)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bén duyên

(HBĐT) - Hà chạy như lao xuống bến sông. Cô vừa chạy, vừa phải kìm lại để không bị ngã. Dưới bến sông, một phụ nữ cũng vừa bước lên chuyến thuyền khách cuối ngày. Thuyền rời bến rồi khuất dần sau mảng rừng vừa còn hoe nắng mà bóng tối đã ập xuống. Chị về xuôi, chị đã mang theo về cả miền quê có con sông Hồng đỏ lựng phù sa, có mái đình cổ kính và bao kỷ niệm về một thời chăn trâu, bắt ốc, trốn tìm, cả vị bánh tẻ cầu Liêu chấm với nước mắm cà cuống vừa ăn, vừa xuýt xoa khen như thức dậy trong cô.

Mái trường vẫy gọi

(HBĐT) - Ba năm xa nhà học trường sư phạm, Quỳnh biết sự nhọc nhằn của bố mẹ lo cho mình tiền ăn học hàng tháng. Dẫu không thật đầy đủ nhưng Quỳnh biết tằn tiện, chi tiêu có kế hoạch nên cũng tạm đủ.

Lời tri ân ngọt ngào

(HBĐT) - Chuông đồng hồ nổi nhạc, chị Vân giật mình, đã 10 giờ đêm rồi cơ à. Sao hôm nay thời gian trôi nhanh thế, mà giờ này Phong vẫn chưa về. Mai xuống nhập trường rồi, không về mà sắp xếp đồ dùng, sách vở, sáng mai lại cuống lên, con với chả cái chỉ được nết ham chơi - Chị Vân đi ra đi vào vẻ số ruột. Mãi gần 12 giờ đêm, Phong mới về, chị nhắc nhẹ con:

Phải biết tiết kiệm

(HBĐT) - Cháu Thoa bị cúm đã hai ngày, hai ngày phải nghỉ học nằm bẹp trên giường. Buổi sáng, mẹ dậy sớm mua cho Thoa bát bún thang nóng hổi. Mẹ dỗ dành mãi Thoa mới ăn hết một phần ba, số còn lại lựa lúc mẹ xuống bếp, Thoa rón rén đổ vào thùng nước gạo.

Người ở lại

(HBĐT) - Cuộc họp bất thường của Đảng ủy xã Thành Trung kéo dài hơn dự kiến đã gần tiếng đồng hồ. Bí thư Đảng ủy Hà Thị Thắm với nét mặt lúc đăm chiêu, khi thì căng thẳng. Từ cán bộ tuyên giáo Huyện ủy, Thắm được tăng cường về Thành Trung theo chủ trương chuyển đổi cán bộ. Ba tháng trời mới đủ cho Thắm nắm bắt tình hình chung toàn xã. Vừa tổ chức triển khai học tập nghị quyết Đại hội Đảng các cấp xong thì Thành Trung xảy ra chuyện...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục