(HBĐT) - Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời lên một niềm hạnh phúc khôn tả. Nước mắt lưng tròng, tôi thương cha, cả một đời người vượt qua bao nhiêu những đớn đau của bệnh tật, những khốn khó của đời sống vật chất mà trên đời này không ít người gặp phải, đã nản chí, nhưng với cha tôi thì không vậy…

 

Cha mẹ tôi sinh được hai người con, một trai, một gái. Nếu như không gặp những biến cố trong cuộc đời, gia đình tôi cũng khấm khá như bao gia đình khác. Cha tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh, con nhà nghèo nhưng chịu khó, chăm chỉ học hành và học giỏi. Nhà quê ngày ấy chưa có điện như bây giờ, chỉ với ngọn đèn dầu, ấy thế mà cha tôi được đi thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh. Những năm tháng ấy, đất nước đang chiến tranh, học hết phổ thông, cha xung phong lên đường nhập ngũ. Cha quen mẹ khi mẹ đang là một quân nhân phục vụ ở một đơn vị vận tải, tình yêu trong sáng đến với họ nhanh chóng. Lễ cưới đơn giản được đơn vị tổ chức ngay tại chiến trường. Cha tôi đi hết chiến trường này đến chiến trường khác, lập không biết bao nhiêu chiến công, cha được thưởng nhiều huân, huy chương. Nhưng rồi bom, đạn cũng không chừa người lính dũng cảm như cha, trong một trận đánh ác liệt, cha bị thương nặng. Vết thương quái ác làm cột sống cha vẹo đi, chân teo dần, cha thành người bán thân bất toại… Cha ở trại an dưỡng được một thời gian, mẹ tôi ra quân, xin cho cha về nhà để mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Mẹ đi khắp mọi nơi, tìm thầy, kiếm thợ, nơi nào họ mách có thuốc hay, thầy giỏi là mẹ lên đường, chẳng kể đêm hay ngày, mưa hay nắng, hết đắp lại uống, xông, đủ cả…

 

Bốn năm sau, cha tôi túc tắc tập đi, tập tự tắm, vệ sinh lấy… Sức khỏe của cha dần dần hồi phục. Mẹ mừng lắm, mẹ như trẻ lại đến mấy tuổi, lúc nào trên gương mặt cũng ngời lên niềm hạnh phúc. Lúc đó, hai anh em chúng tôi cũng đã vào học cấp III, đời sống lại càng khó khăn hơn bởi đồng lương của cha, mẹ rất thấp. Đúng lúc đó mẹ tôi ngã bệnh, vết thương cũ ở chiến trường tái phát, không kịp cứu chữa. Mẹ ra đi trong sự tức tưởi, đau đớn của cha con tôi. Cha nuốt nước mắt vào trong lòng, sống tiếp. Hàng đêm, cha ngồi lặng lẽ trước di ảnh của mẹ…

Hai anh em tôi vẫn hàng ngày cắp sách đến trường, ngoài suất lương lưu của cha, lúc rảnh rỗi, anh trai tôi đi bán bánh mỳ và sự đùm bọc, cưu mang của những đồng đội, bà con họ hàng, lối xóm… Một hôm, cha bảo:

- Thu này! Cha muốn xuống xóm Đán trông coi nhà cho bác Phố, bác ấy đi ở với con trai, chẳng biết bao giờ bác ấy về. ở đây có mỗi gian tập thể, chật hẹp quá. ở Đán, đất vườn rộng rãi, cha con ta trồng rau, nuôi con gà, con lợn để có thu nhập thêm, có tiền cho anh em con  ăn học.

- Nhưng cha thì yếu đau, bệnh tật như vậy, ai làm hả cha?

- Cha sẽ làm, làm túc tắc con ạ!

- Thôi thế cũng được cha ạ!

Tôi đồng ý để chiều lòng cha. ở nơi ruộng vườn rộng rãi, cha bắt đầu trồng rau, nuôi mấy con gà, thêm đôi lợn. Nhìn cha đi lại khó khăn, cứ lúc cúc chăm gà, chăm lợn, tưới rau, trong lòng tôi dấy lên một nỗi niềm thương cha vô hạn. Nhưng thật trớ trêu, ông trời cứ đùa dai với cha con tôi, tai họa lại ập đến với cha. Chả là thấy cây trứng gà rậm rạp, che khuất vườn trồng rau, cha bắc ghế trèo lên để phạt bớt mấy cành nhưng chiếc ghế bị nghiêng, cha ngã nhào xuống đất, vết thương cũ tái phát, cha nằm viện liên miên mấy tháng trời bệnh tình mới đỡ. Về nhà, cha lại trồng rau, nuôi lợn, gà… kiếm đồng ra, đồng vào. 

Năm tôi thi đỗ vào đại học, cha cầm sổ lương đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền cho tôi ăn học. Được vài tháng, cha xuống thành phố thăm tôi. Mấy ngày đầu, cha cứ bước một, bước một đi quanh quẩn nơi này, chỗ kia, xung quanh nơi tôi ở trọ. Một thời gian sau, ông làm quen được với một ông bạn già cùng tuổi, cũng là CCB, hai ông rủ nhau trông xe đạp, xe máy ở khu tập thể. ông bạn của cha khỏe hơn nhận xe vào bãi, khi khách lấy xe, dắt xe ra trả, còn cha yếu hơn ghi phiếu, nhận tiền, cứ thế, ngày nắng cũng như ngày mưa, cha đã trụ lại ở thành phố gần 5 năm trời với tôi, khi tôi học xong, xin việc làm ở thành phố ông mới trở lại quê hương, trông coi nhà cửa. Anh trai tôi cũng đã ra trường, có việc làm, tuy đồng lương ít ỏi nhưng gia đình tôi cũng không phải đi vay mượn như trước nữa, đời sống của cha con tôi dần dần cũng đủ ăn, đủ tiêu. Mỗi lần về thăm cha, cha thường giục:

- Con lấy chồng đi để cha còn nhìn thấy cháu ngoại trước khi nhắm mắt!

Tôi vừa cười, vừa nói:

- Con còn đi học thêm, với lại cha của con còn lâu mới chết!

- Con thương cha thì con lấy chồng sớm cho cha nhờ.

Tuy cự nự cha như vậy nhưng tôi rất thương cha, tôi quyết định lấy chồng sớm để cha yên lòng. Đám cưới của tôi đơn giản nhưng vui, cha là người vui nhất, ông chống gậy đi đi lại lại, khuôn mặt sáng bừng lên một niềm kiêu hãnh và hạnh phúc.

Tôi lấy chồng tròn 1 năm thì anh trai tôi cũng xây dựng gia đình. Chị dâu tôi là một phụ nữ xinh đẹp, tốt nết. Chị thật sự yêu anh. Anh chị làm đám cưới sau 2 năm yêu nhau rồi chị sinh cho cha tôi một đứa cháu trai đẹp như thiên thần. Tuy sinh sống và làm việc ở thành phố nhưng tuần nào tôi cũng cùng chồng và hai thằng con về thăm cha, mỗi lần về  cha thường bảo:

- Nhà mình tuy nghèo nhưng cũng đã yên ổn, các con có việc làm, cha đã có cháu nội, cháu ngoại, cha thấy mình hạnh phúc và mãn nguyện lắm rồi. Bây giờ mẹ con có gọi đi, cha cũng yên lòng!

Tôi cười bảo:

- Chúng con được như ngày hôm nay là nhờ vào tình thương yêu và sự vượt qua bao nhiêu nỗi khổ hạnh của cha mẹ. Nói dại, cha mẹ mà mất sớm, chúng con chẳng nên người! Cha phải sống mà nhìn các con, các cháu của cha trưởng thành nữa chứ!

Cha rơm rớm nước mắt, lặng lẽ nhìn xa xăm, trong lòng cha lại nhớ đến mẹ tôi.

Cha tôi vẫn vậy, vẫn chiếc gậy gỗ, nhấc một, nhấc một. Cha cười đùa với các cháu nội, ngoại mỗi ngày. Tôi thường ngồi ngắm cha, trong lòng dạt dào tình cha con.

 

 

 

                                                                      N.A.Đ

                                      (SN 95A/1, đường Bắc Kạn, TP. Thái Nguyên)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chiếc thẻ điện thoại

(HBĐT) - Sáng chủ nhật, ông Bình lững thững đi bộ ra đầu phố, ông vào một cửa hàng bán thẻ điện thoại. Đang buổi sáng sớm, ông vui vẻ nói với cháu gái bán hàng: - Cháu bán cho ông một chiếc thẻ điện thoại loại 100.000 đồng.

Siêu nhân của bà

(HBĐT) - Lũ trẻ nô đùa trong xóm thật đông vui, khác với ngày thường chúng phải đến lớp. Được ngày chủ nhật nghỉ ở nhà, mẹ các bé cũng nghỉ, thế là xóm nhỏ trở nên tưng bừng hẳn lên. Tiếng các mẹ trẻ ơi ới gọi con cứ là inh tai: - Bống ơi…, Tôm ơi…, Gấu ơi…, Bò Khai ơi… Xe đạp hai bánh, xe đạp ba bánh chúng rượt đuổi, thi nhau lượn, nhìn hoa mắt. Mấy mẹ trẻ lại có dịp trông con và ngồi buôn chuyện “chém gió” suốt buổi. Cô Hạnh, mẹ cháu Tôm, cô Thanh, mẹ của Bò Khai ngồi ở vỉa hè luôn để mắt trông chừng các con chơi, lo sợ chúng ngã hoặc xảy ra xô xát, chòng ghẹo nhau. Cô Hạnh hỏi cô Thanh:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy

Cuốn sách “Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy” là bức tranh sống động về cả cuộc đời chung và riêng của vị Tổng chỉ huy của Quân đội Việt Nam vĩ đại này.

Lính bay

(HBĐT) - Nơi Tâm đóng quân là một vùng cát cháy. Nhờ trời có những hàng phi lao phùng phình trải thân che nắng, anh và đồng đội còn chỗ nương nhờ. Giữa trưa mùa hạ. Những trảng cát rừng mông mênh nối dài ra biển cả như cái chảo khổng lồ. Ấy thế, các ngư phủ vùng này trưa trưa thuyền cập bến, họ cởi phăng áo đang mặc trên người, đạp cát bỏng, phơi tấm lưng trần như thách thức nắng trời

Kiếm tiền siêu tốc

Xuất phát từ những rắc rối của đa số mọi người trong cuộc sống, luôn đau đầu với hai từ “TÀI CHÍNH” , cuốn sách "Kếm tiền siêu tốc" được 2 tác giả Mark Victor Hansen & Robert G. Allen trình bày theo một hướng đi khác, không quá khô khan, không phải là những công thức tính toán khó hiểu, mà nó hướng vào trái tim của bạn.

Một thời, lời của mẹ

(HBĐT) - Là thương binh cụt một tay, Sơn đưa miếng cơm vào miệng còn khó nói chi đến anh bạn cũ tìm được địa chỉ, số điện thoại gọi về thăm hỏi để nhờ cậy. Phồn, anh bạn cũ, đồng ngũ một thời chiến tranh đánh nhau ác liệt ở vùng Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục