(HBĐT) - Ngay sau khi họp tổ dân phố về, được cán bộ tổ phát cho cái phiếu về nội dung phong trào tiết kiệm điện của Điện lực TPHB. Ngay hôm sau, ông Bình ra cửa hàng điện mua mấy cái bóng compắc to, nhỏ đủ cả về thay hết các bóng đèn tuýp, ông còn tính toán chỗ nào cần bóng to, chỗ nào nên treo bóng nhỏ.
Theo tính toán của ông là làm sao tiết kiệm điện nhiều nhất. Lụi hụi cả ngày, ông Bình đã hoàn tất công việc mà theo ông nó thật có ý nghĩa và là người đi tiên phong trong phong trào tiết kiệm điện. Thấy ông làm cái việc mà lâu nay ít thấy ông để ý đến, bà Loan phàn nàn:
- Sao tự dưng ông lại thay hết bóng đèn tuýp thế, tôi làm hàng cần cái bóng nhiều oát để cho sáng thì ông cho cái bóng bé như chuôi dao thế kia làm sao đủ ánh sáng được. ông Bình vừa xoay lại cái đui điện cho chặt rồi thủng thẳng:
- Biết thế hôm trước tôi để bà đi họp tổ dân phố thì hôm nay tôi khỏi mất thì giờ để giải thích cho bà hiểu. Thế này nhé, thành phố vừa phát động phong trào tiết kiệm điện, trong ba tháng 7, 8, 9 gia đình nào tiết kiệm được 10% so với các tháng trước đó được biểu dương “gia đình tiết kiệm điện” hoặc “gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu”, tôi đang quyết tâm đạt “gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu” đấy. Từ nay, bà làm hàng cần bóng nào cho khâu nào thì mới được bật, thực hiện khẩu hiệu “ra tắt, vào bật”, bà nhớ nhé. Bà Loan tủm tỉm:
- Gớm, ông làm như tôi còn trẻ con không bằng mà phải dặn dò kỹ quá, tôi biết rồi.
Rót chén trà nóng đưa cho ông, bà bảo:
- Hôm trước sang nhà chú Kiên cũng thấy cô chú ấy nói về chuyện tiết kiệm điện nhưng chưa rõ đầu đuôi thế nào nay thấy ông giảng giải chi tiết tôi đã hiểu rõ rồi, tôi cũng quyết tâm giành lấy cái danh hiệu “gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu”. Nhưng mà ông này, thế phần thưởng thì được cái gì hả ông? ông Bình chau mày:
- Được cái gì thì tôi chưa biết... nhưng trước mắt là nhà mình đã tiết kiệm được một khoản tiền rồi. Từ nay trở đi không phải chỉ có tháng 7, 8, 9 mới thực hiện tiết kiệm điện mà mãi mãi về sau tôi vẫn thực hiện “phong trào” này. Thời buổi khó khăn như thế này tiết kiệm được cái gì hay cái ấy bà ạ, bà làm hàng chắc tính toán giỏi hơn tôi:
- Này nhé, mỗi hôm làm hàng bà chỉ cần tiết kiệm lấy 2.000 đồng tiền mua vật liệu thôi, vậy một tháng 30 ngày, bà đã “bỏ ống” được 60.000 đồng, một năm được bao nhiêu bà nhẩm ra chưa? Mình dân nhà nông đổ mồ hôi xuống đất mới kiếm được bát cơm, làm cái gì cũng phải tính toán lỗ lãi mới toan tính làm giàu được. Rít điếu thuốc lào thật sâu, ông khà một tiếng rồi bảo: tiết kiệm là quốc sách.
Ngọc Anh
(HBĐT) - Vậy là Văn không còn cơ hội gặp lại Mai nữa. Người ta vừa nhắn cho ông cái tin Mai mất lúc 5h, anh về ngay. Chạy đến chỗ mấy người quen rồi đi thuê xe cũng không được, Văn đành phải điện cho Đạo, Trưởng phòng hành chính cơ quan cũ.
(HBĐT) - Tôi đang cầm cây đàn ghi ta và phía trước bàn là ly cà phê nóng bốc hơi với một tâm trạng suy nghĩ đến kỳ lạ: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” thì bác Thảo, chi hội trưởng chi hội phụ huynh đến gặp.
Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi.
(HBĐT) - Sáng chủ nhật, ông Bình lững thững đi bộ ra đầu phố, ông vào một cửa hàng bán thẻ điện thoại. Đang buổi sáng sớm, ông vui vẻ nói với cháu gái bán hàng: - Cháu bán cho ông một chiếc thẻ điện thoại loại 100.000 đồng.
(HBĐT) - Lũ trẻ nô đùa trong xóm thật đông vui, khác với ngày thường chúng phải đến lớp. Được ngày chủ nhật nghỉ ở nhà, mẹ các bé cũng nghỉ, thế là xóm nhỏ trở nên tưng bừng hẳn lên. Tiếng các mẹ trẻ ơi ới gọi con cứ là inh tai: - Bống ơi…, Tôm ơi…, Gấu ơi…, Bò Khai ơi… Xe đạp hai bánh, xe đạp ba bánh chúng rượt đuổi, thi nhau lượn, nhìn hoa mắt. Mấy mẹ trẻ lại có dịp trông con và ngồi buôn chuyện “chém gió” suốt buổi. Cô Hạnh, mẹ cháu Tôm, cô Thanh, mẹ của Bò Khai ngồi ở vỉa hè luôn để mắt trông chừng các con chơi, lo sợ chúng ngã hoặc xảy ra xô xát, chòng ghẹo nhau. Cô Hạnh hỏi cô Thanh:
Cuốn sách “Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy” là bức tranh sống động về cả cuộc đời chung và riêng của vị Tổng chỉ huy của Quân đội Việt Nam vĩ đại này.