(HBĐT) - Nghe tin ông Hà ốm nặng phải vào viện cấp cứu. ông Đồng vội bán đàn gà và hai chú lợn choai đang hay ăn chóng lớn để lấy tiền đi thăm. Vợ con ông Đồng biết tính chồng, tính cha, không một lời ca thán, phàn nàn. Bà vào trong buồng đong thêm mấy bò gạo tẻ và một ít gạo nếp mới, cho vào cái bao nhỏ để chồng mang theo.
Ông Đồng ra đường đón xe, chiếc xe chở khách đã chật chỗ nhưng cũng dừng lại cho ông lên xe, một chân đứng xuống sàn xe, một chân lơ lửng trên không, đôi chân tê dại, ông chỉ mong sao sớm đến viện để thăm ông Hà. Chiếc xe chở khách chưa kịp dừng hẳn, ông đã nhảy xuống đường, chiếc bao gạo được người phụ xe quăng theo, ông ngã dúi dụi, đau điếng. Ông Đồng đi thẳng vào phòng ông Hà đang nằm, nhìn thấy ông Hà teo tóp trong bộ quần áo bệnh nhân, ông Đồng nhào đến ôm chầm lấy ông Hà khóc nức nở như một đứa trẻ. Cả phòng bệnh nhân ngơ ngác, ai cũng thương đôi bạn già, ông Hà cũng khóc theo, nước mắt chảy dài trên gò má nhăn nheo do bệnh tình kéo dài lâu ngày.
Ông Hà và ông Đồng là hai người bạn cùng xóm, cùng làng lại cùng tuổi, học cùng lớp suốt thời kỳ phổ thông. Hai người thân nhau như anh em ruột thịt, quấn quýt bên nhau cả giờ chơi lẫn giờ học như hình với bóng. Lớn lên, đất nước có chiến tranh, cả hai đều lên đường nhập ngũ, sau ngày đất nước giải phóng, ông Hà học tiếp lên đại học rồi ông trở thành giám đốc của một công ty lớn trên tỉnh, nhà cửa, vợ con đàng hoàng ở thành phố. ông Đồng sau khi phục viên trở về làng lấy vợ, lập nghiệp ở quê. Nhân một chuyến về thăm quê, thấy hoàn cảnh kinh tế của ông Đồng không dư dật gì, ông Hà bảo với ông Đồng:
- Hay là tớ xin cho cậu một việc làm gì đó ở thành phố, cậu thoát ly cho nhàn cái thân và vợ con được nhờ vì có đồng lương!
Ông Đồng bảo:
- Cám ơn lòng tốt của cậu, tớ quen với mấy sào ruộng, cái ao, mảnh vườn. Hơn nữa, thoát ly chỉ được sướng cái thân tớ chứ vợ, con chắc gì đã được nhờ!
Thuyết phục mãi mà ông Đồng chẳng nghe, ông Hà đành phải chịu thua bạn. Có năm, ông Hà đưa xe con về quê bảo ông Đồng:
- Vợ chồng tớ mời vợ chồng cậu và hai cháu Hoa, Huyền đi nghỉ mát một chuyến!
ông Đồng vẫn khéo léo từ chối:
- Đặc công nước như tớ ngâm mình trong nước biển hàng chục năm trời rồi còn gì, vợ chồng cậu có đi thì cho bà xã tớ với hai cháu đi cùng, tớ cảm ơn cậu!
Nói rồi ông Đồng vào trong nhà, mở tủ lấy ra một gói tiền đưa cho ông Hà:
- Đây là tiền mẹ con nó đóng góp thêm vào để đi nghỉ mát với gia đình cậu, cậu cầm hộ tớ!
Ông Hà tức giận đỏ mặt:
- Cậu lẩm cẩm, coi bạn bè không ra gì, chẳng lẽ tớ không đãi nổi cô ấy và hai cháu một chuyến nghỉ mát hay sao!
Thấm thoắt thời gian trôi nhanh, hai người cũng đã đứng tuổi, không may ông Hà bị vết thương ngày ở chiến trường tái phát, vợ con ông Hà bán hết đồ đạc, nhà cửa mà vợ chồng gom góp mấy năm trời mới có để chạy chữa cho ông. Mấy tháng trời ròng rã, bệnh tình không thuyên giảm, hai đứa con của ông Hà đang bận ôn thi tốt nghiệp đại học, việc chăm sóc ông Hà càng gặp khó khăn hơn. ông Đồng quyết tâm ở lại chăm sóc ông Hà, vợ con ông Hà nói thế nào ông cũng không nghe, ông Đồng bảo:
- Bà không phải lo, vợ, con tôi ở nhà với mấy sào ruộng, thóc, lúa dạo này được mùa đầy ê hề, có gì mà bà phải lấn cấn cơ chứ!
Có ít gạo quê ngon, ông Đồng hàng ngày nấu cháo cho ông Hà. ông tỷ mẩm ngồi bón từng thìa cháo nhỏ, chỉ khi nào ông Hà ăn được bát đầy ông Đồng mới thôi. Đêm đến, ông ngồi cạnh bạn bóp tay, bóp chân cho bạn thâu đêm suốt sáng, thỉnh thoảng đau quá, ông Hà lịm đi, ông Đồng lại khóc như một đứa trẻ. 2 tháng nữa lại trôi qua nhưng bệnh tình ông Hà không qua khỏi. Lúc ông Hà qua đời, ông Đồng vật vã bên thi thể bạn, bấu víu vào tấm thân gày gò, cứng đờ của ông Hà, nhìn đến thương tâm. Vợ con ông Hà định mai táng ông ở nghĩa trang thành phố nhưng ông Đồng bảo:
- Bà với các cháu để ông ấy ở quê với họ hàng, bạn bè, làng xóm. Mùng một, ngày rằm, tết đến bà và các cháu về thắp hương cho ông ấy lại còn được thăm họ mạc vì từ thành phố về quê cũng chẳng xa xôi gì!
Nói mãi, năn nỉ mãi, cuối cùng, bà Hà và các con ông đồng ý. ông Đồng thuê xe chở ông Hà về quê. ông điện báo trước cho vợ, con ông, anh em, bạn bè chuẩn bị lo tang ma chu đáo cho ông Hà. Chiếc xe chở quan tài ông Hà về đến đầu làng đã thấy hai hàng phục binh, trống, kèn đồng tấu lên một khúc bi ai, đám lân múa dẫn đường, bạn bè đồng ngũ, bà con, cô bác, anh em, họ hàng trong làng nét mặt rầu rĩ đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Đến lúc hạ huyệt, tiếng khóc ai oán của vợ, con, cháu và bạn bè của ông càng làm cho nỗi tiếc thương đứa con của làng quê sớm về nơi vĩnh hằng. Nấm mồ của ông Hà được đắp cao ráo giữa canh đồng của làng Nội, nơi làng quê sinh ra ông. Mọi người đã về hết, duy chỉ còn lại một tâm thân gầy gò, vẫn đau đớn, vật vã bên nấm mồ còn tươi màu đất mới...
Phía bên kia cánh đồng bát ngát là dòng sông Hóa Giang của quê hương như đỏ thêm bởi dòng phù sa cuồn cuộn chảy mải miết ra phía biển đông. Tiếng khóc của ông Đồng nghe thật tha thiết, bi thương: Hà ơi! Hà ơi! Hà ơi!!! Cứ cao vút lên khoảng không tĩnh mịch của làng quê yêu dấu.
Nguyễn Anh Đào
(SN 95A/1, đường Bắc Kạn, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
(HBĐT) - Khệ lệ bê vội tải giấy vụn, sách, báo cũ vừa cân được bên nhà cô Hoài vào trong nhà bởi cơn mưa đang kéo đến đen kịt một góc trời. Bà Quyên ngồi bệt xuống góc nhà, bật chiếc quạt cho ráo mồ hôi, bà nói với con gái:
(HBĐT) - Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời lên một niềm hạnh phúc khôn tả. Nước mắt lưng tròng, tôi thương cha, cả một đời người vượt qua bao nhiêu những đớn đau của bệnh tật, những khốn khó của đời sống vật chất mà trên đời này không ít người gặp phải, đã nản chí, nhưng với cha tôi thì không vậy…
(HBĐT) - Chiếc xe máy đỗ xịch trước cổng, chi Hoa vội chạy ra. ôi dào, tưởng ai, hai bố con chú đi đâu mà sớm thế. Anh Liển vội trả tiền xe ôm rồi gỡ chiếc bao tải lỉnh kỉnh nào là bí xanh, bí đỏ, túi gạo, mấy giỏ trứng gà. Chị Hoa ngạc nhiên hỏi:
(HBĐT) - Vậy là Văn không còn cơ hội gặp lại Mai nữa. Người ta vừa nhắn cho ông cái tin Mai mất lúc 5h, anh về ngay. Chạy đến chỗ mấy người quen rồi đi thuê xe cũng không được, Văn đành phải điện cho Đạo, Trưởng phòng hành chính cơ quan cũ.
(HBĐT) - Tôi đang cầm cây đàn ghi ta và phía trước bàn là ly cà phê nóng bốc hơi với một tâm trạng suy nghĩ đến kỳ lạ: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” thì bác Thảo, chi hội trưởng chi hội phụ huynh đến gặp.
Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi.