Nông dân khu 8, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch cam chín muộn.
(HBĐT) - Tiến bước xuống xe khi thành phố đã lên đèn. Đã lâu lắm rồi anh mới trở lại cái thị xã khiêm tốn nằm bên con sông Đà một thời đã gắn bó với tuổi thơ anh. Dòng Đà Giang mùa này vẫn biếc xanh, lặng lẽ dưới chân cây cầu lung linh ánh sáng. Núi Đúng vẫn trầm mặc đứng bên kia sông. Một thành phố hiện đại lung linh dưới ánh đèn.
Tiến bước xuống xe khi thành phố đã lên đèn. Đã lâu lắm rồi anh mới trở lại cái thị xã khiêm tốn nằm bên con sông Đà một thời đã gắn bó với tuổi thơ anh. Dòng Đà Giang mùa này vẫn biếc xanh, lặng lẽ dưới chân cây cầu lung linh ánh sáng. Núi Đúng vẫn trầm mặc đứng bên kia sông. Một thành phố hiện đại lung linh dưới ánh đèn.
Kể từ khi bước vào giảng đường đại học anh mới có dịp trở lại. Lần này về Hòa Bình, ngoài thăm chú thím, anh còn có một dự định nữa. Chẳng là gần một năm nay, đã được nghe đài, báo nói rất nhiều về loại cam Cao Phong của Hòa Bình nhưng thực sự anh chưa hề được thấy tận mắt.
Tiến vừa bước lên xe taxi, cậu tài xế đã hỏi với xuống:
- Anh về đường nào ạ?
Câu hỏi tưởng như đơn giản mà làm anh bất ngờ. Ngày xưa, thị xã bé như lòng bàn tay với mấy trục đường chính làm từ thời công trường thủy điện, giờ nhìn những dãy cột đèn trong đêm anh cũng đoán được thành phố mới đã rộng lớn hơn nhiều.
Vất vả lắm, Tiến mới chỉ được đường cho anh tài xế taxi tìm đến nhà chú Thành ở ven thành phố. Dù đã hỏi bác hàng xóm và nhìn đi nhìn lại số nhà nhưng Tiến vẫn chần chừ trước ngôi nhà ba tầng xinh xắn có giàn hoa giấy một lúc rồi mới dám bấm chuông. Chú Thành ra mở cửa, tay bắt mặt mừng. Giờ này, chỉ có chú, thím ở nhà, các em đều đi làm vườn cả. Thấy lạ, vì ngày xưa, vườn cây của chú chỉ là nơi Tiến và mấy đứa em bắn chim, đào hang dế chứ chú, thím còn mải đi làm thuê mua gạo nuôi cả nhà. Sau mấy câu chuyện hỏi thăm gia đình, Tiến cất lời:
- Chú ạ, cháu định hôm nào thư thả nhờ chú đưa cháu đi tìm hiểu một thương hiệu cam ở đây.
Chưa để chú Thành kịp trả lời, Tiến lại nói tiếp:
- Mà cháu thấy nhiều nơi người ta cũng trồng cam, giờ thị trường bán đầy đầy, sao người dân ở đây vẫn sống được với cây này chú nhỉ?
Nghe Tiến thao thao bất tuyệt, chú Thành cũng gật gù rồi mỉm cười. Lát sau, chú lặng lẽ vào trong buồng rồi mang ra một rổ cam, bưởi và những quả ổi. Đang khát nước, nếm vị cam ngọt, Tiến thấy người tỉnh táo. Quả cam bé nhỏ mà có vị ngọt.
- Thím Hiền mua được cam ở đâu mà ngon vậy chú Thành.
- Nào cần bà Hiền, tao tự bứt đấy. Mày ăn thấy có thích không cháu?
-
Chú Thành lúc này mới cất tiếng cười “khà, khà”:
- Cháu thích thì cả nước người ta cũng thích. Người ta thích từ lâu rồi, nó vừa có vị ngọt nguyên sơ, vừa sạch. Chú không bán ở chợ đâu, ngại lắm...
- Ngại gì, chú bán mới có thêm thu nhập mua rau cỏ chứ ạ.
- Thì... người ta đánh xe đến tận vườn lấy mà, chú có thêm thu nhập mua được 2 cái ô tô đấy chứ không phải chỉ có bó rau đâu. Một xe tải, một xe 7 chỗ. Lát chúng nó về, cháu ra mà xem.
Đến lúc này Tiến mới thấy mình vô tâm quá. Mải mê với những kiến thức sách, vở, anh chẳng ngờ tới sự đổi thay của mảnh đất đã gắn bó một thời tuổi thơ của mình. Trong bữa cơm tối đầm ấm bên gia đình người chú họ, từ đĩa ngọn su su xào đến bát muối hạt dổi, con cá chép sông Đà hấp cam, quả bưởi đào... đều gắn với những câu chuyện về bước đi chiến lược trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Nghe chú thím và các em kể, Tiến thầm nghĩ: Dựa trên những cây trồng cho giá trị kinh tế ấy, với sự cần mẫn của dân mình, chả mấy mà giàu có là phải. Thể nào những năm gần đây, anh không còn thấy nhiều thanh niên nông thôn ở trên này về xuôi làm thuê. Thì ra họ đã có con đường làm ăn hiệu quả mà bền vững. Đất đai cha ông để lại, biết canh tác, chăm sóc đúng kỹ thuật lại có công nghệ thông tin để cập nhật kỹ thuật mới, quảng bá sản phẩm, no ấm đến muôn đời thật. Đêm ấy, chẳng thể nào ngủ được, Tiến thấy háo hức trong lòng chẳng khác nào niềm vui đón tết những ngày còn thơ bé. Anh chỉ mong trời mau sáng để được đến tận những vườn cam nức tiếng ấy.
Sáng hôm sau, theo chân mấy em, Tiến được tận mắt thấy những đồi cam bạt ngàn của gia đình chú Thành và các hộ dân khác. Chú bảo, đất Mường Thàng này xưa kia là vùng khó khăn, đường sá, cơ sở hạ tầng thấp kém. Nhờ sự quyết tâm, tỉnh táo của chính quyền và người dân mà mảnh đất này mới được đánh thức, vươn lên mạnh mẽ. Giờ đây có cái ăn, cái mặc, bà con mới quan tâm hơn đến các di tích văn hóa, lịch sử đến giáo dục, y tế... để con em được phát triển bền vững chứ không chỉ là những “trọc phú”. Chú Thành bảo:
- Cháu đứng đây mà nhìn ra khắp các vùng Mường mà xem, nơi nào cũng đang có sự chuyển mình đấy. Cây cam, cây mía, cây bưởi hay hạt dổi, su su... đất nào, thức ấy. Những nơi khác thì phát triển du lịch, nhà máy. Dân mình ở đây hay lắm vừa có nhà cao, cửa rộng, xe đẹp, vừa đam mê cồng, chiêng, tìm hiểu di tích văn hóa cháu ạ.
Ngừng một lát rồi chú Thành tiếp lời:
- Chẳng biết có phải trùng hợp không nhưng sắp tròn 130 năm ra đời tỉnh Hòa Bình thì cũng là lúc mảnh đất này phát triển rực rỡ đấy. Chiến tranh, binh lửa, khó khăn thời bao cấp cũng không cản bước được. Cái gì đến sẽ đến, nó phải phát triển chứ.
Tiến thấy thích thú với mảnh đất này, nơi quá quen thuộc mà giờ lại chứa đựng bao điều mới mẻ. Mấy đứa em họ còn ít tuổi hơn anh mà năng động, quyết đoán, giờ chúng nó là những tỉ phú đến nơi rồi còn gì? ở đây, ai cũng là người chủ nhân của đất. Những người tự mang mùa xuân đến quê mình. ở mảnh đất no ấm này mùa nào chẳng là mùa xuân nhỉ? Bất giác Tiến nảy ra ý định, năm nay, thay vì đi du xuân ở những nơi xa xôi, Tiến sẽ đưa bố mẹ, bạn bè lên thăm những vườn cam. Nghe những người trồng cam cần mẫn kể chuyện gieo trồng trái ngọt. Mùa xuân này hẳn sẽ là mùa xuân vui nhất cùng bao điều may mắn đến với gia đình Tiến.
Bùi Việt Phương
(SN6, ngõ 160, đường Hoàng Văn Thụ, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình)
(HBĐT) - Biết là cuối năm, bận rộn nhiều việc nhưng người bạn từ thời ấu thơ vẫn nhắn nhủ: Chủ nhật về chơi lấy một ngày. Về với ruộng đồng, ông sẽ được thư thái đôi chút đó. Cam, quýt, vườn cây nhà tôi dạo này đã vàng ươm rồi, có lấy chút để bày mâm ngũ quả không? Khóm cây hải đường đang có nụ rồi...
(HBĐT) - Bên kia con dốc quanh co, tưởng như dẫn ta lên mãi tới đỉnh cao lại là một bình địa yên ả. Thị trấn Cao Phong kỳ thú với hang núi rồng với những cái tên hội đủ mùa vụ, phương hướng như: Tây Phong, Bắc Phong, Nam Phong, Xuân Phong, Thu Phong và Đông Phong, hiểu là hướng đông hay mùa đông cũng được. Tay người lái xe đảo vô lăng sang trái, từ chối con đường lên Quy Hậu, hướng lên Tây Bắc, anh cho xe chạy theo con đường 12B nhỏ nhắn như đường làng dưới bóng cây che mát. Chỉ cần nhớ lại thời khắc xe chạy giữa hai bên là mướt mát mía, ngô, giữa hai tà luy xanh đủ khiến người ta nghĩ đến những nông trại yên ả trong tiểu thuyết của một nhà văn Pháp nào đó. Giữa trưa nắng, con đường hanh vàng, nếu không gặp những cột số mờ nhoè hẳn đã tưởng đang lạc vào một khu rừng nào đó. Tiếng chó sủa, tiếng lợn lêu dụi mõm vào máng gỗ văng vẳng xa xăm đằng sau những khoảng vườn tược tươi tốt.
(HBĐT) - Bà cụ hàng xóm bỏm bẻm nhai trầu. Hình ảnh ấy khiến con rất nhớ mẹ. Nhà bên gả chồng cho con gái lớn. Các bà, các mẹ tối đến chia vui. Ngày xưa, mỗi khi nhà nào có đám, mẹ sẽ cùng những người già trong phố đến chia vui hoặc san sẻ bớt nỗi buồn vừa ngồi têm trầu giúp. Phố thay đổi, nếp sinh hoạt cũng khác. Đám hỏi nhà bên có trầu têm cánh phượng được đặt từ dịch vụ cưới hỏi về. Con cầm trên tay miếng trầu .Vị cay nồng xông lên khóe mắt.
(HBĐT) - Tháng 11 nhè nhẹ bước đi để lại vài vạt nắng hanh hao trên bông cải vừa chớm nụ. Cây gạo đầu làng run rẩy chìa những cánh tay khẳng khiu cho bầy sẻ đồng líu lo hót. Cánh đồng làng xỉn khô đất, gốc rạ cuối mùa. Tiết trời bàng bạc sẽ sàng lành lạnh. Tháng 12 ngỡ ngàng như nụ cười thiếu nữ 16 e ấp. Nắng sóng sáng đổ dài trên những mái ngói cổ trầm lặng màu thời gian. Gió xôn xao rặng bạch đàn, trên mẹt hoa cúc của các bà, các mẹ dịu dàng vào phố.
(HBĐT) - Cầm tờ giấy nhập học trên tay, Quyên vô cùng sung sướng. Là cô gái tỉnh lẻ được ra Hà Nội học đại học là ước mơ của Quyên trong suốt 12 năm đèn sách đến trường. Là niềm tự hào của cha mẹ một nắng, hai sương, năm nào mưa thuận, gió hòa mới gọi là đủ ăn để cố gắng nuôi các con học hành. Nay Quyên đỗ đại học, bố mẹ phải vất vả nhiều hơn để kiếm tiền nuôi Quyên học ăn học. Niềm vui chưa tày gang, nỗi buồn ào đến khiến Quyên nao lòng càng thương cha, thương mẹ. Hiểu nỗi lòng con gái, anh Bình cầm tay con gái thủ thỉ: