(HBĐT) - Nhà hàng nọ bữa nay đông khách hơn ngày thường. Các chị, các em phục vụ cứ gọi là chạy tít mù, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại. Quãng gần 11h30, một đoàn khách đến. Trông long lanh, sáng ngời và tốt mã. Anh MM nay là “khổ chủ” của bữa tiệc khao đãi khách quý, bạn hữu gần xa vì mới “gặt hái” được một số thành quả. Anh vừa xuất ngoại một chuyến nên thỉnh thoảng chen một chút tiếng Hàn, tiếng Anh cho thêm gia vị. Hôm nay, anh mặc chiếc áo kiểu dáng In-đô. Vừa đến, anh đã nhướn mắt hỏi bà chủ nhà hàng:

 

- Xong chưa, các thím, khách tôi rất đặc biệt, phải đúng giờ.

- Xin lỗi anh, các món khác xong rồi, duy chỉ món độc anh hay dùng vẫn chưa xong

Anh nói như quát:

- Lần sau là tôi chả thèm đến nữa đâu nhá. Đã bảo là phải chu đáo khi có tôi ở đây. Tôi mà không đến, liệu mà đóng cửa...

- Dạ, em đã nghe rõ lời anh dạy - Bà chủ nhà hàng thẽ thọt đáp lời...

“Trời đánh, tránh miếng ăn”, có lẽ vì thế mà mọi chuyện đã diễn ra theo đúng kịch bản. 2 bàn, 20 người rôm rả ăn uống, chan chan, gắp gắp, nâng cốc chúc tụng. Nhà hàng đã biết lỗi rồi làm căng ích gì? Căn phòng mát lạnh giờ “ấm” dần lên nhờ bia, rượu... Những lời xung tụng, những lời có cánh đưa nhau lên xa dần mặt đất... Đang đà hưng phấn, mọi người lại giật nảy mình khi nghe tiếng quát:

- Con kia, sao mày không đóng cửa... Nóng bỏ bố thế này. Ra vào phải đóng chứ. Không biết ai ngồi đây à?

Mọi người dừng nói, dừng đũa, dừng nhai, dùng uống và trố mắt nhìn anh. Gì thế?

Cô gái bưng bê nhà hàng thèn thẹn:

- Cháu đóng luôn bây giờ ạ. Tại 2 tay bê nặng quá, cháu phải lấy chân đẩy cửa nên nó mới toang ra đấy ạ...

- Thôi đừng “ôn nghèo, kể khổ”, lạ gì chúng mày ấy...

Thấy “phán” thế, gương mặt cô gái hết tái xanh đến ửng đỏ. Nhiều người tỏ vẻ ái ngại cho cô bé. Ngày hôm nay, cô đi lại các tầng khéo đến mấy chục km, chân như muốn khụy. Gương mặt đỏ ửng, bết mồ hôi...

Có người can:

- Chưa có gì nghiêm trọng, bỏ qua cho cháu nó.

- Mình bỏ tiền ra, nó phải phục vụ cho chu đáo chứ...

Mọi người như thấy nghèn nghẹn trong cổ. Tính anh ấy, cả đơn vị ai lạ nhưng vẫn không “nuốt trôi” được vì khó chịu. Đấy như tuần trước, cũng đi ăn uống, anh ấy chẳng “đuổi” thẳng cổ cấp phó vì “dám” lên ngồi chung mâm: ông sang mâm kia, “tuổi gì” mà ngồi ở đây. Anh kia mặt như mèo cắt tai, mất vía. Cả bữa ăn, anh chỉ đụng đũa vài lần. Còn chưa khổ bằng cô bé làm tạp vụ, chỉ vì trong lúc bê đồ cho bữa ăn của nhóm “Víp”, dám giẫm nhẹ lên chân của anh và suýt nữa làm đổ bát nước canh lên giày. “Con này, mày dám làm ăn thế à. Tao là tao “cách chức” đấy”. Trời, cách chức cô tạp vụ, chuyện như bỡn? Cô ngượng quá và các thực khách cũng tím tái người vì cách “phun châu, nhả ngọc” của anh. Còn sơ kết 6 tháng năm ngoái, bác trưởng phòng, thịt lợn cắp nách, làm hỏng món tiết canh sở trường mà “hứng” hẳn một bài 15 phút đấy. Khổ thân bác, có tuổi rồi mà vẫn bị anh nói xơi xơi. Cả đơn vị thất kinh... Nói trộm vía sau lưng anh chứ kiểu ấy người ta gọi là thô tục quá, chả nhã gì cả. Vợ con, bạn thân cũng đôi lần xa gần góp ý rồi đấy chứ. Nhưng cứ xảy ra chuyện tương tự là “pháo nổ” thôi... Chỉ tội cho ai là đối tượng nhận những cơn nóng thất thường   đó. Cũng đã có người bóng gió xa   xôi: Kiểu hách dịch ấy rồi cũng có    lúc “chết” không kịp ngáp. Không   biết vì thế mà có ai phải chết không. Chờ xem...

 

 

                                                                  

 

                                                                  Bùi Văn

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lưu bút ngày xanh

(HBĐT) - Mấy ngày hôm nay nắng hạ đã chan hòa khắp mọi nẻo đường. Nắng tràn lên dãy bằng lăng giục những nụ hoa tim tím chớm nở. Nắng cũng tràn lên những nhành phượng thắp màu đỏ khắp sân trường. Vậy là một mùa hạ nữa đã đến. Một lớp học trò nữa sắp tạm biệt thời áo trắng. Đã qua rồi tuổi học trò nhưng tôi thấy nôn nao trong người. Tôi nhớ mùa hạ cuối của tuổi học sinh, nhớ trang lưu bút với những nét chữ yêu thương bạn bè.

Chuyện đời thường: Việc làm của bà Thực

(HBĐT) - Từ ngày nghỉ hưu về với bà con dân phố, bà chan hòa gần gũi, thân thiện nên sáng nào cũng vậy, bà Thực có nếp quen sau khi tỉnh dậy, vẫy tay thể dục, bà lặng lẽ cầm chổi ra đường phố quét dọn vệ sinh. Mọi thứ rác rưởi, bà thu gom vào chiếc túi nilon xếp gọn vào nơi quy định.

Ngôi nhà của bà trẻ

(HBĐT) - Ngôi nhà ấy nằm sâu trong một ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo nối liền xóm Bờ với xóm Bai của làng quê. Mảnh vườn nằm lút trong vườn cây ăn quả um tùm nên lúc nào cũng mang vẻ u tịch và có phần xa cách cuộc sống bên ngoài.

Chuyện đầu làng, cuối phố: Đầy tháng phải... hoành tráng

(HBĐT) - Mấy bữa nay, gia đình anh Th rối tinh như canh hẹ. Đương nhiên vẫn là câu chuyện vui vì cậu “quý tử” sắp đầy tháng. Vấn đề nảy sinh lại từ nhân vật quan trọng năm nay cập U 75. Vì là đích tôn nên ông nội như đang như đang bay lên mây xanh, niềm vui có lẽ gấp mấy lần vợ chồng anh nên việc đầy tháng, ông đã “quán triệt” cách đây vài tuần:

Bâng khuâng mùa hạ

(HBĐT) - Tôi nhận ra mùa hạ về bắt đầu từ phố lác đác vài chục hoa loa kèn chớm nở. Những ngày đầu hạ, lang thang trên phố lòng thấy thật dễ chịu. Tôi khẽ nhìn những tia nắng ấm áp nhảy nhót trên cành cây rồi khẽ đậu nhẹ xuống cánh hoa loa kèn tinh khôi, thanh khiết. Từng khoảnh khắc ấy luôn làm cho tôi có cảm giác phấn khích rồi tôi băng băng trên chú ngựa sắt quen thuộc, mặc gió mơn man lùa tóc rối tung, miệng lầm rầm một vài bản nhạc yêu thích. Phút giây ấy, tôi thấy mình thật hạnh phúc! Niềm hạnh phúc bình dị của khoảnh khắc giao mùa, chớm hạ!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục