Thạch Sanh tân truyện:
Chỉ tại bằng rởm

(HBĐT) - Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”, từ trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế đến mọi nhà ít nơi còn dùng điện thoại bàn, từ già đến trẻ đều sắm điện thoại di động để liên lạc cho thuận tiện. Nhiều người khấm khá còn sắm được điện thoại thông minh cho sành điệu, hợp thời với phong trào facebook, zalo...

Bát mắm tép ngày đông

(HBĐT) - Khu tập thể tôi ở có hơn 20 gia đình, tập trung mọi thành phần từ trí thức đến lao động tự do nhưng không ai sống phân biệt. Có người bảo, nhiều trẻ em ở thành phố dường như về vật chất không thiếu thốn nhưng tình làng, nghĩa xóm thì không biết vì thời buổi kinh tế thị trường cộng với công việc cơ quan bận rộn, bố mẹ mải lo kiếm tiền, đi làm tối ngày, về nhà là đóng cửa nên hàng xóm không biết nhau.

Vườn mẹ tháng chạp

(HBĐT) - Mỗi bận tháng chạp ghé thăm tôi lại nhớ tới vườn rau của mẹ. Nỗi nhớ bắt đầu từ những cơn gió bấc tràn về, ngồi trên căn gác trọ, tôi mường tượng mình đang ngồi trên ô tô, xe cứ băng qua cánh đồng làng rồi len vào đường cái, bóng của những chiếc nón trắng nhấp nhô trên một nền xanh ngăn ngắt. Mẹ đang cặm cụi bên những vuờn rau tháng chạp. Tim tôi đập thình thịch, hét thật to, gọi mẹ, mẹ đứng dậy nở một nụ cười hiền hậu.

Câu hát ngày mới

(HBĐT) - Đã có chút hanh hao tràn về. Chái nhà sàn, mấy cây mơ, cây mận đã chum chím nụ. Còn cuối vườn, những nụ đào phai đầu tiên đã xuất hiện. Ai cũng nao nao khi nghĩ về không khí những ngày tất bật cuối năm.

Màu tháng một

(HBĐT) - Đất đai cựa mình trong làn mưa bụi lây rây, tháng một bừng lên trong sắc xanh của những chồi, những nụ. Đi giữa đất trời tháng một ta như đang lạc vào miền cổ tích xanh thẳm, nơi đủ đầy tiếng chim ca, hoa thơm và vạn vật sinh sôi.

Đừng vì cái lợi trước mắt

(HBĐT) - Gần đến Tết, lực lượng quản lý thị trường liên tục bắt được những xe chở đồ tiêu dùng, đồ gia dụng, điện tử không có xuất xứ nguồn gốc, giấy tờ, hóa đơn.

Mùa đông trên vùng cao

(HBĐT) - Tiếng gà gáy sáng, phong cảnh núi rừng vẫn chìm trong sương mù đặc quánh, bầu trời trĩu nặng âm u, cảnh sắc trầm mặc yên tĩnh. Người bộ hành cách nhau vài mét đã không thấy rõ mặt. Sương phủ trắng núi rừng mịt mù, sương ùa vào nhà, quấn lấy người đi đường. Những chiếc xe tải, xe khách chở hàng đi chậm rãi như bò trên đường dốc quanh co, ngoằn ngoèo.

Đầu làng, cuối phố:
“Giàu xổi”

(HBĐT) - Xóm tôi có đủ các thành phần từ công, nông, trí, sĩ đều đoàn kết, thân thiện, chân thành giúp đỡ nhau khi cần. Ngày tôi mới chuyển về sống cũng có phần lạ lẫm bởi cuộc sống chẳng ai để ý đến ai. Đó là suy nghĩ của tôi bởi cuộc sống cứ êm đềm trôi. Rồi nhà chị H. đột nhiên xảy ra chuyện và khi đó tôi biết rằng tình làng, nghĩa xóm ở đâu cũng vậy, là sợi dây gắn kết con người với con người và sợi dây vô hình đó sẽ xuất hiện đúng thời điểm ta cần. Bởi vậy, ở đâu cũng có thứ tình cảm "bán anh em xa, mua láng giềng gần” để ta trân quý.

Ký ức những ngày cuối năm

(HBĐT) - Chiều, trời trở rét, dòng người hối hả dưới làn mưa làm cho nhịp sống những ngày cuối năm thêm phần vội vã. Buổi sáng trời còn nắng chang hoàng. Cái nắng xua tan giá lạnh tê buốt của mùa đông. ánh nắng dọi xuống dòng sông Đà thơ mộng, lấp lánh như dát bạc.

Tháng mười hai đong đầy nỗi nhớ

(HBĐT) - Đã là tháng mười hai rồi đấy! Nhanh thật! Bạn lại thở dài với điệp khúc quen thuộc đến nao lòng. Mới tháng một, vậy mà…

Điều ước đêm noel

(HBĐT) - Hôm nay Thu Cúc có gì mà vui thế, tôi hỏi cháu bé vừa đi học về. Con bé bảo bác ơi ông già Noel sắp mang mẹ về cho cháu rồi. Tôi cũng vui lây vì từ nay con bé sẽ có bố mẹ cạnh bên không phải thui thủi nữa.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Cỗ bàn... “mở rộng”!

(HBĐT) - Mới tang tảng sáng, bà Mây- quán nước đầu ngõ vừa mới bê cái bàn ra đã thấy "sịch” cái trước mặt. Anh Phán làm ở công ty X., ngày nghỉ đi đâu mà sớm thế…

Chuyện đầu làng - cuối phố: Sông có khúc, người có lúc...

(HBĐT) - Quán nước chè bà Mây mấy bữa nay lại đông khách đến ngồi vào những buổi chiều tối. Một phần mùa đông, nghĩ đến chén nước trà nóng hôi hổi bên những ông bạn chơi cờ, những nhà "bình luận” thể thao, xổ số… kể ra cũng thú. Nhưng mấy vị thích ẩm thực chè chén còn thích ngồi nữa bởi bà chủ quán nước dạo này ít nói hơn và ưu tư lạ… Vẫn là bà khởi xướng:

Lửa mùa đông

(HBĐT) - Ở lạnh mà cứ phải nhen được lửa lên bằng những mẩu gỗ nhom nhem bằng những chiếc lá bàng, bằng những tờ báo cũ cũng được, lửa làm bàn tay ấm dần. "Không có lửa làm sao có khói”, không có khói thì lam sao đôi mắt được cay xè nhớ về ký ức.

Mùa cúc họa mi

(HBĐT) - Vậy là cái lạnh đầu đông đã về, năm nay mùa đông về muộn hơn. Vẫn biết là sẽ về mà sao vẫn thấy nôn nao nhớ. Lặng lẽ tiễn hương sữa còn sót lại của mùa thu nồng nàn đầy nuối tiếc.

Nghĩ về người thầy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Người thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người ai cũng có thầy, số lượng thầy phản ánh sự học của ta.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Vì bà con vùng mưa lũ...

Hơn nửa tháng nay, câu chuyện mưa lũ, sạt lở, chết người, nhà trôi luôn là chủ đề được bà con phố X. quan tâm. Câu chuyện bên bàn trà hay bên bàn bóng, sân dưỡng sinh, sàn "đăng - sing”… gì cũng quay lại chuyện thời sự: điểm A., điểm B. đã lấy được thi thể các nạn nhân hay chưa. Chú phóng viên trẻ kia bị lũ cuốn đã tìm được xác. Thương quá. Chính phủ đang làm các thủ tục truy tặng bằng khen.

Những cơn mưa đi vắng

(HBĐT) - Giàn mướp nhà tôi năm nay khá sai quả. Nhờ nắng, nhờ gió đất ngoại ô hào phóng mà màu xanh cứ từng ngày lan tỏa rồi dệt kín giàn tre khô khốc mà mát rượi một khoảng sân nhà. Đâu cũng được vài bữa canh cua nấu mướp, rau đay nhưng thích nhất là khoảng râm mát để những giò phong lan bung nở. Hoa quyện vào hương trà, nhập vào từng con chữ, mơ hồ xa xăm trong tiếng chim họa mi… chỉ còn thiếu "miếng” mưa là đủ cho một bức tranh tâm trạng.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Sinh viên làm thêm...

Trung thu năm ấy

(HBĐT) - Trung thu năm ấy trùng với ngày nghỉ cuối tuần. Bố bảo Trang: Ngày mai bố đưa mấy mẹ con về ngoại, cho các con đón một cái Tết Trung thu ở quê. Lâu lắm rồi mình cũng không về bà.

Cua đồng mùa gặt

(HBĐT) - Đến nhà vợ chồng người bạn chơi trong một chiều mùa thu trời khá oi bức, nắng bên ngoài dường như còn níu kéo khoảng trời mùa hạ, rát bỏng như độ giữa mùa. Mải mê, luyên thuyên chuyện trò quên khoắng là đã đến giờ trưa. Vợ bạn từ trong bếp vọng ra "Anh cứ ở lại ăn cơm với nhà em, chẳng mấy khi”. Cũng muốn từ chối nhưng không nỡ, sợ vợ chồng bạn nghĩ khách sáo. Thôi thì ở lại dùng bữa cơm vậy! ý nghĩ vừa mới thoáng chạy qua đầu thì bạn lại chêm vào "ở lại ăn cơm với nhà tao, hôm nay có món canh cua đồng tuyệt hảo đấy!”.