(HBĐT) - Cỗ xe ngựa cũ kỹ màu thời gian chợt đưa anh đi về cuối con đường, nơi có thể ngắm ngã ba sông. Nắng cuối ngày đã nhạt dần trên các triền đê. Nhưng phía xa kia, dưới tán phượng hồng rực, đám học sinh đang chí chóe vừa trêu nhau, vừa chụp ảnh lưu niệm. Màu áo trắng học trò… tinh khôi, sáng trong. Anh bỗng thở dài khi nhìn sang bên kia sông… Nhà người ấy còn ở đó hay đã chuyển nơi nào?

Dốc Cun

(HBĐT) - Miền núi nước ta có nhiều đèo, dốc. Nếu đèo là đường đi qua ngọn núi thì dốc là đường đi lên, xuống giữa hai đầu cao, thấp của một ngọn núi. Dốc Cun có những nét đặc trưng khá nổi tiếng của xứ Mường nói riêng, vùng Tây Bắc Tổ quốc ta nói chung.

Đi dọc đất Mường

(HBĐT) - Đứng giữa đất Mường, ta cảm nhận rõ những điều thiêng liêng và huyền diệu bởi đâu đây vẫn còn những dấu tích được nhắc đến trong những áng mo. Tiếng chiêng ngân vang kể cho ta nghe những điều bí ẩn trên mảnh đất này. Nhưng, xứ sở này cũng vô cùng bình dị và mộc mạc như bông lúa chín vàng dưới chân núi Cột Cờ, ruộng vườn biếc xanh bên dòng sông Bôi, những mái nhà sàn yên ả trên đất Mường Vang... Thật khó để lý giải về cội nguồn văn hóa của một dân tộc.

Người cô họ

(HBĐT) - Bố tôi là con một và ông trẻ chỉ có 1 con là cô Leng nên cô cũng được coi như thành viên của gia đình tôi. Từ nhỏ, cô đã ăn ở nhà tôi nhiều hơn nhà cô ở cuối vườn. Nhiều người lầm tưởng bố tôi và cô là anh em ruột. ông nội thấy thế chỉ cười cười.

Chuyện đầu làng-cuối phố:
Làm từ thiện

(HBĐT)- Được nhóm cử là trưởng nhóm các thành viên đi làm từ thiện ở xã P, ông XX phấn khởi lắm. Lần này, chắc chắn được phát biểu, được lên ti-vi, báo đài. Vì thế, ông mất 5 đêm để soạn sẵn bài phát biểu khoảng 3 trang khá lâm li, thống thiết. Cuối bài còn có một chùm lục bát khoảng 10 câu nói về quá trình quyên góp, ủng hộ của tổ của các gia đình. Ông cũng quan tâm đến phần "khánh tiết”: Nào chuẩn bị quần áo của nhóm, có lô-gô, sắc màu rực rỡ; tóc tai, giày dép cũng được tề chỉnh. Rồi mất 2 ngày để tính toán mua bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con, nay cả nhóm đã hòm hòm công việc. Cứ thế là lên đường thôi…Nhưng ông thấy vẫn chưa ổn. À, suýt nữa quên mất, còn công tác tuyên truyền nữa nhỉ…Đã mời báo đài chưa?

Chuyện đầu làng-cuối phố:
Nở rộ... “ca sĩ” mạng xã hội...

(HBĐT) - Giữa trưa nắng nóng, đang ngủ thì nghe âm thanh tin nhắn… teng, teng… Gì đấy, sao lại có tin nhắn vào lúc này vậy? Tin nhắn của anh bạn cùng học phổ thông. Nghe có vẻ mùi mẫn đây: Đã nhận được đĩa CD ca nhạc của cậu H.H. chưa? Cả thị trấn nhà mình đang rôm rả nghe đây này. Trên "Iu -Tu-bì” và " Phây búc” cũng có đấy… xem đi…

Mùa hoa phượng tháng năm

(HBĐT) - Hạ về, hoa phượng đỏ ối khắp nơi, hình ảnh gợi nhớ trong ký ức chúng ta về mùa thi đã đến và những dấu ấn kỷ niệm về tuổi thơ. Tuổi học trò trong trắng tinh khôi, đầy ắp hoài bão, ước mơ. Kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi là quãng thời gian là học sinh sư phạm, học nghề dạy chữ, dạy người. Hoài bão lớn lao đó đã đưa tôi về với mái trường trung học sư phạm 7 + 3 Hòa Bình. Cái tuổi 17, 18 chập chững bước vào đời tập làm người lớn đầy bỡ ngỡ, khó khăn… Khi xa gia đình để tự lập, tự lo. Đó là dấu ấn đầy ý nghĩa không thể nào quên của cuộc đời mỗi con người mà không ai có thể làm lại được.

Hoa xuyến chi và mẹ

(HBĐT) - Mỗi lần nhìn thấy những người lao động bươn chải trên mọi nẻo đường, tôi lại nghĩ đến những bông hoa nhỏ với màu trắng mong manh. Loài cây dại mọc ở khắp nơi thật thân thuộc và có vẻ đẹp bình dị. Hoa xuyến chi.

Chuyến đi cuối cùng

(HBĐT) - Nắng lên, chỗ tường ấy là một khoảng trống mênh mông. Thì bao năm bộ quân phục ông Lãm vẫn treo ở đấy, gài thêm cái mũ cối. Bà Lãm thường kể với con cháu, hôm xuất ngũ ông về, tiện tay. Mà nhà vắng bàn tay đàn ông, cả bốn bức tường cũng chỉ có mỗi cái đinh ấy.

Nồng nàn giây phút tháng tư

(HBĐT) - Những tia nắng tháng tư đã đổ xuống cánh đồng quê nứt nẻ. Ngày nắng tháng tư ùa về trong tiếc nhớ xa xôi, đám trẻ quê lại rong ruổi trên những cánh đồng, gieo mình xuống dòng sông xanh mát, cùng nhau trèo cây hái trái… Tất cả đã làm nên những ngày tháng tư diệu kỳ trong tôi.

Những bức ảnh...

(HBĐT) - Từng là bạn bè trên mức người quen, gặp là vui, tay bắt mặt mừng. Anh Gh., người đồng hương, là người quảng giao và cũng khá đơn giản. Anh làm tự do và có nhiều đam mê, sở thích. Việc gì anh cũng góp mặt một chút. Năm trước là hội viên hội câu cá - nuôi ong, năm nay là hội chơi "lan rừng phố núi” kiêm hội yêu thích ảnh đen trắng, nhạc Bô-le-rô... Anh lên Facbook "nổ” khá đanh, điểm sơ qua cũng là "mem-bơ” của gần 10 hội xã hội, liên quan đến khá nhiều lĩnh vực thể thao, nghệ thuật, văn hoá tâm linh, phong thủy…

Chuyện đầu làng, cuối phố:
Mừng thọ

(HBĐT) - Mấy bữa nay, anh Th. bấn lên vì chuyện làm mừng thọ cho bố đẻ. Mừng quá, cụ 80 tuổi rồi mà vẫn tinh anh lắm, vẫn đọc báo, tập dưỡng sinh. Buổi chiều, cụ vẫn 2 vòng đi bộ quanh vườn nghe chim chóc véo von. Bạn già đến chơi có thể đàm đạo chuyện nước nhà, chuyện thế giới… Cũng mừng các con đều ổn ở mọi khía cạnh…

Góc nhớ tháng tư

(HBĐT) - "Tháng tư ơi sao yêu nhiều đến thế/Một khoảng trời, một chút bâng khuâng/Nắng lung linh bỏ mùa xuân ở lại/Em gọi hè trong chiếc lá me bay.” Chẳng thể đếm nổi bao nhiêu lần ta đã ngân nga những vần thơ đầy cảm xúc dạt dào như vậy mỗi độ tháng tư về. Ta hân hoan, vui mừng như trẻ lên ba đón lấy món quà của bà, của mẹ sau mỗi phiên chợ. Tháng tư về, đâu đâu cũng thấy nắng ngập tràn. Từ phố nhỏ yêu thương hàng ngày ta đi làm tới con hẻm len qua khu trọ vốn dĩ chật hẹp chỉ một lối người qua, nắng len lỏi, bừng lên tươi rói.

Hương xuân

(HBĐT) - Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, đẹp như hương thầm của cô gái mới lớn, nhẹ nhàng và quyến rũ. Mùa xuân, tiết trời trong lành, mát mẻ nhưng sáng sớm hay đêm về vẫn cảm nhận được cái se lạnh mơn man. Nơi thôn quê - những "khu phố” của làng quê ta thường tìm được cảnh yên ả, thanh bình mỗi sáng mai thức dậy. Sương xuân dịu dàng đọng lại nơi cỏ cây, hoa lá, trên ngọn lúa xanh mướt đang bén rễ vươn mình đón ánh bình minh. Và đâu đó, những người con xa quê thường nhớ nhung, lưu luyến và trở về mỗi khi có dịp để được thả hồn với "bờ ao, giếng nước, sân đình”, tìm về với tuổi thơ và sự bình yên nơi tâm hồn.

Đầu làng, cuối phố:
Tình làng, nghĩa xóm

Nhà tôi ở khu tập thể được cơ quan phân cho từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày đó, cách đây ngót nghét gần 30 năm, 2 dãy nhà tập thể cấp 4 quay mặt vào nhau. Trước mặt là khoảng sân rộng chừng 5 m, nhà nào tổ chức cưới hỏi hoặc có việc gì thật thuận tiện vì không phải thuê mượn địa điểm mà tình làng, nghĩa xóm lại trở nên khăng khíthơn. Trẻ con thời đó tha hồ vui đùa, chơi những trò chơi dân gian chúng thích dưới khoảng sân rộng của khu tập thể. Những gia đình sinh sống ở đây đều công tác cùng cơ quan. Nhớ lại những ký ức đã qua mà lòng thấy xao xuyến.

Những khúc ca còn mãi

(HBĐT) - Mùa xuân… khơi gợi, tạo niềm vui, cảm hứng cho con người bởi những hạt mưa bụi nhè nhẹ phủ lên những cây đào, cây mận đang nở hoa góc vườn. Chút se lạnh trong nắng sớm khi bắt gặp chồi non của hàng cây bên con đường ngày ngày đi qua. Không khí chộn rộn, tất bật của các gia đình trước mỗi dịp Tết đến, xuân về. Và còn nữa là những khúc ca xuân gắn với những mùa xuân tuổi trẻ, mùa xuân kỷ niệm mà không ai không từng một lần xao động, trân trọng…

Hú vía..., giải thưởng trên mạng...

(HBĐT) - Vừa đi làm về, đang lúi húi nấu cơm trong bếp, chị H. giật nảy người vì tiếng chuông gọi cửa. Ai thế? Tiếng chuông gắt nên có thể đoán người bấm đang có việc gấp, vội. ôi giời, cô Mẩy. Em họ của bố. Có việc gì mà cô có vẻ bồn chồn, mắt lại có điều gì đó lấp lánh vui và hy vọng…

Hàng xóm...

(HBĐT) - Nhìn bộ mặt bác X. vào nhà đã thấy có chuyện. Mắt ngầu đỏ, bác thốt lên: - Không thể chịu nổi… cái thái độ... - Cái gì thế, bác gái đuổi ra khỏi nhà à? - Biết là bác đang bực, ông Nhân vẫn cố trêu để xoa dịu.