(HBĐT) - Quán nước chè bà Mây mấy bữa nay lại đông khách đến ngồi vào những buổi chiều tối. Một phần mùa đông, nghĩ đến chén nước trà nóng hôi hổi bên những ông bạn chơi cờ, những nhà "bình luận” thể thao, xổ số… kể ra cũng thú. Nhưng mấy vị thích ẩm thực chè chén còn thích ngồi nữa bởi bà chủ quán nước dạo này ít nói hơn và ưu tư lạ… Vẫn là bà khởi xướng:

Lửa mùa đông

(HBĐT) - Ở lạnh mà cứ phải nhen được lửa lên bằng những mẩu gỗ nhom nhem bằng những chiếc lá bàng, bằng những tờ báo cũ cũng được, lửa làm bàn tay ấm dần. "Không có lửa làm sao có khói”, không có khói thì lam sao đôi mắt được cay xè nhớ về ký ức.

Mùa cúc họa mi

(HBĐT) - Vậy là cái lạnh đầu đông đã về, năm nay mùa đông về muộn hơn. Vẫn biết là sẽ về mà sao vẫn thấy nôn nao nhớ. Lặng lẽ tiễn hương sữa còn sót lại của mùa thu nồng nàn đầy nuối tiếc.

Nghĩ về người thầy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Người thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người ai cũng có thầy, số lượng thầy phản ánh sự học của ta.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Vì bà con vùng mưa lũ...

Hơn nửa tháng nay, câu chuyện mưa lũ, sạt lở, chết người, nhà trôi luôn là chủ đề được bà con phố X. quan tâm. Câu chuyện bên bàn trà hay bên bàn bóng, sân dưỡng sinh, sàn "đăng - sing”… gì cũng quay lại chuyện thời sự: điểm A., điểm B. đã lấy được thi thể các nạn nhân hay chưa. Chú phóng viên trẻ kia bị lũ cuốn đã tìm được xác. Thương quá. Chính phủ đang làm các thủ tục truy tặng bằng khen.

Những cơn mưa đi vắng

(HBĐT) - Giàn mướp nhà tôi năm nay khá sai quả. Nhờ nắng, nhờ gió đất ngoại ô hào phóng mà màu xanh cứ từng ngày lan tỏa rồi dệt kín giàn tre khô khốc mà mát rượi một khoảng sân nhà. Đâu cũng được vài bữa canh cua nấu mướp, rau đay nhưng thích nhất là khoảng râm mát để những giò phong lan bung nở. Hoa quyện vào hương trà, nhập vào từng con chữ, mơ hồ xa xăm trong tiếng chim họa mi… chỉ còn thiếu "miếng” mưa là đủ cho một bức tranh tâm trạng.

Chuyện đầu làng - cuối phố:
Sinh viên làm thêm...

Trung thu năm ấy

(HBĐT) - Trung thu năm ấy trùng với ngày nghỉ cuối tuần. Bố bảo Trang: Ngày mai bố đưa mấy mẹ con về ngoại, cho các con đón một cái Tết Trung thu ở quê. Lâu lắm rồi mình cũng không về bà.

Cua đồng mùa gặt

(HBĐT) - Đến nhà vợ chồng người bạn chơi trong một chiều mùa thu trời khá oi bức, nắng bên ngoài dường như còn níu kéo khoảng trời mùa hạ, rát bỏng như độ giữa mùa. Mải mê, luyên thuyên chuyện trò quên khoắng là đã đến giờ trưa. Vợ bạn từ trong bếp vọng ra "Anh cứ ở lại ăn cơm với nhà em, chẳng mấy khi”. Cũng muốn từ chối nhưng không nỡ, sợ vợ chồng bạn nghĩ khách sáo. Thôi thì ở lại dùng bữa cơm vậy! ý nghĩ vừa mới thoáng chạy qua đầu thì bạn lại chêm vào "ở lại ăn cơm với nhà tao, hôm nay có món canh cua đồng tuyệt hảo đấy!”.

Chuyện đầu làng-cuối phố: Muôn nẻo... nghề nghiệp

(HBĐT) - Quán nước chè đầu khu phố X. dạo này đang râm ran chuyện cháu A. con nhà chú X. đi học nghề sửa xe ô tô ở Bắc Ninh. Chuyện lạ… vì trước đây, khu này, các cháu đều lần lượt vào hết đại học, cùng lắm là cao đẳng chứ mấy ai lại chủ động đi học nghề. Gì cũng phải trượt đại học mấy bận mới đi học kiểu đó. ông Miễn, hiện đang có 2 con sắp tốt nghiệp đại học là người lên tiếng trước. Phả khói thuốc lào ra đằng mũi một cách điệu nghệ, ông phán:

Thương chiếc đèn lồng thủ công

(HBĐT) - Một mùa Trung thu nữa lại về. Bước ra phố trong đêm, tôi choáng ngợp vì ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng. Hai bên vỉa hè, người người bày biện gian hàng bánh Trung thu nhan nhản. Trẻ con thành thị tụm năm, tụm bảy xách đèn lồng điện tử nói cười nhốn nháo. Không khí Trung thu cũng như thuở nào nhưng sao nó nhạt nhẽo, hững hờ quá đỗi!

Yêu thương bình dị

(HBĐT) - Sáng thức giấc gặp dòng sông và mặt trời trước mặt, dãy núi và vầng trăng sau lưng. Chiều ngoảnh mặt lại gặp mặt trời, dãy núi, dòng sông và ánh trăng. Mấy mươi năm như vậy tưởng như đã quá quen thân, tưởng như không còn gì mới mẻ để ngắm nghía và trầm trồ. ấy vậy mà không dễ để khỏi thốt ra lời yêu thương bởi lẽ yêu thương được nuôi dưỡng từ những điều quen thân tưởng như đã trở thành bình dị ấy.