Ngày hè, nắng như một đứa trẻ nghịch ngợm đùa vui cả ngày. Từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, nắng chiếu qua những hàng cây trước sân nhà, nắng trải vàng trên những bãi cỏ may, nắng long lanh trên con suối nhỏ hiền hòa. Nắng theo khắp những con đường đất bụi bặm đến thăm thẳm những ngọn đồi, nắng như tiếng chuông vàng vang vang của tiếng mõ trâu gặm cỏ dưới chân đồi. Nắng tan vào tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của đám trẻ thơ một thời để rồi một chiều bên con suối tuổi thơ, nắng ngẩn ngơ đậu trên đôi mắt ai ngậm ngùi thương nhớ về một miền xanh thẳm đã qua. Nắng thì thầm: Hình như con suối cũng biết già? Cỏ cũng như biết đi? Chỉ có nắng lúc nào cũng rực rỡ, tươi mới mỗi khi hè về.

Chuyện đầu làng-cuối phố: Ôi... “thần đồng”!?

(HBĐT) - Mới chớm hè mà gia đình chị NN. đã họp nội bộ để bàn về chuyện học hè của thằng bé HH; chủ yếu là mẹ nó “quán triệt” chứ chẳng ai chen được câu nào. Đại loại là năm lớp 4 vừa rồi, thằng bé nhà mình học hành “sút”, “phong độ xuống”...

Lưu bút ngày xanh

(HBĐT) - Mấy ngày hôm nay nắng hạ đã chan hòa khắp mọi nẻo đường. Nắng tràn lên dãy bằng lăng giục những nụ hoa tim tím chớm nở. Nắng cũng tràn lên những nhành phượng thắp màu đỏ khắp sân trường. Vậy là một mùa hạ nữa đã đến. Một lớp học trò nữa sắp tạm biệt thời áo trắng. Đã qua rồi tuổi học trò nhưng tôi thấy nôn nao trong người. Tôi nhớ mùa hạ cuối của tuổi học sinh, nhớ trang lưu bút với những nét chữ yêu thương bạn bè.

Chuyện đời thường: Việc làm của bà Thực

(HBĐT) - Từ ngày nghỉ hưu về với bà con dân phố, bà chan hòa gần gũi, thân thiện nên sáng nào cũng vậy, bà Thực có nếp quen sau khi tỉnh dậy, vẫy tay thể dục, bà lặng lẽ cầm chổi ra đường phố quét dọn vệ sinh. Mọi thứ rác rưởi, bà thu gom vào chiếc túi nilon xếp gọn vào nơi quy định.

Ngôi nhà của bà trẻ

(HBĐT) - Ngôi nhà ấy nằm sâu trong một ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo nối liền xóm Bờ với xóm Bai của làng quê. Mảnh vườn nằm lút trong vườn cây ăn quả um tùm nên lúc nào cũng mang vẻ u tịch và có phần xa cách cuộc sống bên ngoài.

Chuyện đầu làng, cuối phố: Đầy tháng phải... hoành tráng

(HBĐT) - Mấy bữa nay, gia đình anh Th rối tinh như canh hẹ. Đương nhiên vẫn là câu chuyện vui vì cậu “quý tử” sắp đầy tháng. Vấn đề nảy sinh lại từ nhân vật quan trọng năm nay cập U 75. Vì là đích tôn nên ông nội như đang như đang bay lên mây xanh, niềm vui có lẽ gấp mấy lần vợ chồng anh nên việc đầy tháng, ông đã “quán triệt” cách đây vài tuần:

Bâng khuâng mùa hạ

(HBĐT) - Tôi nhận ra mùa hạ về bắt đầu từ phố lác đác vài chục hoa loa kèn chớm nở. Những ngày đầu hạ, lang thang trên phố lòng thấy thật dễ chịu. Tôi khẽ nhìn những tia nắng ấm áp nhảy nhót trên cành cây rồi khẽ đậu nhẹ xuống cánh hoa loa kèn tinh khôi, thanh khiết. Từng khoảnh khắc ấy luôn làm cho tôi có cảm giác phấn khích rồi tôi băng băng trên chú ngựa sắt quen thuộc, mặc gió mơn man lùa tóc rối tung, miệng lầm rầm một vài bản nhạc yêu thích. Phút giây ấy, tôi thấy mình thật hạnh phúc! Niềm hạnh phúc bình dị của khoảnh khắc giao mùa, chớm hạ!

Đa cấp... hú hồn!

(HBĐT) - Choang”, âm thanh chát chúa vang lên từ nhà bác NN giữa lúc nửa đêm khiến cả con phố mất ngủ. Kèm theo đó là tiếng bác trai: Tôi là tôi cấm. Tôi đã bỏ qua chuyện bà “nhổ” sổ tiết kiệm 20 triệu để mua mấy mã để làm “mem-bơ” (thành viên), nay sổ thứ 2 của tôi còn trên 10 triệu mà bà lại định ra rút nốt à. Bà xem, mấy tháng nay tôi khác gì thời “giai tân” không: Cơm nước bập bõm, bữa ăn, bữa nhịn. Bà thì đi suốt, hết họp hành đến hội thảo rồi đi tìm kiếm đối tác. Nhà thì dập dìu người quen, người lạ...

Chuyện đời thường: Hợm quá...

(HBĐT) - Nửa đêm, anh bạn học thời phổ thông gọi điện đến bất thường. Mất giấc, bực nhưng vẫn phải nghe. Có việc gì thế không biết? Cháy nhà, chết người à ? Không, hôm nay tình cờ gặp lại “lão” NN, lớp phó ở một đám hiếu của gia đình VIP. Đi đám hiếu mà nó ăn mặc như đi dạ hội ấy. Áo màu bắt mắt, kính màu sang trọng cùng đám dây chuyền nặng chình chịch. Sau một hồi dăm câu, ba điều, tôi và hắn mới hỏi thăm về nhau.

Bản tình ca vang lên từ núi Tìa Sung

(HBĐT) - Chiều nay em lên lớp về muộn, con gái Sùng Y My ngồi ở góc sân chờ mẹ. Nước mắt con bé vẫn còn đọng trên bờ mi cong vút, hai tay áo con quyệt ngang mặt cũng ướt đẫm. Em hỏi con:

Tấm lòng biết chia sẻ

(HBĐT) - Biết chi đoàn thanh niên cơ quan chị Phương sắp đi làm công tác thiện nguyện ở một xã vùng sâu, vùng xa còn nghèo, khó khăn. Em Hà theo dõi thấy chị Phương chuẩn bị ba lô, đôi giày thể thao và tranh thủ đem phơi lại máy bộ quần áo đã cũ nhưng còn lành lặn, sạch sẽ gấp lại cẩn thận bỏ vào chiếc túi, buộc kỹ.

Không ga lăng...

(HBĐT) - Mấy ngày nay, bà con khu phố M. râm ran câu chuyện về gia đình cô XX kéo nhau ra tòa. Ai cũng thấy bất ngờ. Từ quán cháo lòng tiết canh hay quán thịt chó cuối phố, “đề tài” này được mọi người bàn luận rôm rả. Cũng đúng thôi, cô XX ngày xưa xuất thân từ cô gái bán nước xinh đẹp của phố này nên quan tâm là phải. Đã thế, họ còn biết kỹ về anh chồng và “mối tình” của họ nữa. Nghe đâu vì... không biết ga-lăng mà mất vợ?!...

Mùa lá mới...

(HBĐT) - Thiên nhiên luôn ban tặng cho con người những điều kỳ thú. Một sớm mai ngày chủ nhật, bỗng muốn “thưởng” cho mình một thú vui nho nhỏ: đi xe lướt lòng vòng trên những con phố, dưới những hàng cây vào mùa lá mới... Đầu năm, mùa lá, mùa hoa mới, thành phố trẻ bên dòng sông Đà như được “mặc” những bộ áo mới bởi màu xanh, lộc biếc...

Mùa xuân ở vườn cam

(HBĐT) - Tiến bước xuống xe khi thành phố đã lên đèn. Đã lâu lắm rồi anh mới trở lại cái thị xã khiêm tốn nằm bên con sông Đà một thời đã gắn bó với tuổi thơ anh. Dòng Đà Giang mùa này vẫn biếc xanh, lặng lẽ dưới chân cây cầu lung linh ánh sáng. Núi Đúng vẫn trầm mặc đứng bên kia sông. Một thành phố hiện đại lung linh dưới ánh đèn.

Vị đắng rau rừng

(HBĐT) - Trong cuộc sống ai cũng thích ngọt ngào, chẳng mấy ai muốn đắng cay, chua chát. Người xưa có câu Đẹp vàng son, ngon mật mỡ. Trong dân gian các món ngon thường là các món có vị ngọt ngào, béo bùi thế mà người quê tôi có khẩu vị ẩm thực rất độc đáo, đó là các loại rau, quả đắng. Vị đắng trở nên quen thuộc, tự nhiên tới mức trở thành món ngon, thậm chí là quý hiếm khi mà núi đồi dần mất đi hệ thực vật phong phú.

Tháng 3 quê nhà

(HBĐT) - Tháng 3 này, hàng cây dẫn vào xóm nhỏ quê nhà sau mùa lá bay đã bật lên những chồi non, lộc biếc. Hương vị xuân quê nhà nhạt phai dần. Nhịp sống với những công việc thường ngày đã trở lại. Lúa ngoài đồng bén rễ lên xanh. Tiếng ai đó gọi nhau ngoài cánh đồng ngô đang chuẩn bị cho kỳ bón thúc và vẫn có những cuộc chia tay.

Khu vườn mùa xuân

(HBĐT) - Có thể gọi thêm nữa là khu vườn tuổi thơ, vì khu vườn mùa xuân này quá gắn bó với nhiều thành viên gia đình suốt những năm tháng qua. Chẳng thế mà đứa cháu gái đang du học ở châu âu vẫn khắc khoải trong dịp Tết này: Bác chụp mấy bức ảnh và ấp lên facebook cho cháu đỡ nhớ nhá. Cũng 3 năm rồi cháu chưa trở về thăm bà, thăm khu vườn và các em. Mùa xuân và Tết là dịp đoàn tụ, xa nhà càng có lý do để nhớ nhà, nhớ mảnh vườn xưa cũ.

Thạch Sanh tân truyện:
“Rỗng ruột"

(HBĐT) - Sau một số chiến tích nổi trội, Thạch Sanh được bổ nhiệm giữ chức Đội trưởng Đội QLTT ở vùng “Rừng xanh, núi đỏ”. Trong cơ chế thị trường, việc lưu thông hàng hóa thông thoáng nhưng kèm theo đó là tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... diễn ra khá phức tạp khiến lực lượng QLTT ở vùng “Rừng xanh, núi đỏ” hết sức vất vả.

Trên cánh đồng cuối năm

(HBĐT) - Biết là cuối năm, bận rộn nhiều việc nhưng người bạn từ thời ấu thơ vẫn nhắn nhủ: Chủ nhật về chơi lấy một ngày. Về với ruộng đồng, ông sẽ được thư thái đôi chút đó. Cam, quýt, vườn cây nhà tôi dạo này đã vàng ươm rồi, có lấy chút để bày mâm ngũ quả không? Khóm cây hải đường đang có nụ rồi...

Yên ả đất Mường

(HBĐT) - Bên kia con dốc quanh co, tưởng như dẫn ta lên mãi tới đỉnh cao lại là một bình địa yên ả. Thị trấn Cao Phong kỳ thú với hang núi rồng với những cái tên hội đủ mùa vụ, phương hướng như: Tây Phong, Bắc Phong, Nam Phong, Xuân Phong, Thu Phong và Đông Phong, hiểu là hướng đông hay mùa đông cũng được. Tay người lái xe đảo vô lăng sang trái, từ chối con đường lên Quy Hậu, hướng lên Tây Bắc, anh cho xe chạy theo con đường 12B nhỏ nhắn như đường làng dưới bóng cây che mát. Chỉ cần nhớ lại thời khắc xe chạy giữa hai bên là mướt mát mía, ngô, giữa hai tà luy xanh đủ khiến người ta nghĩ đến những nông trại yên ả trong tiểu thuyết của một nhà văn Pháp nào đó. Giữa trưa nắng, con đường hanh vàng, nếu không gặp những cột số mờ nhoè hẳn đã tưởng đang lạc vào một khu rừng nào đó. Tiếng chó sủa, tiếng lợn lêu dụi mõm vào máng gỗ văng vẳng xa xăm đằng sau những khoảng vườn tược tươi tốt.

Chiếc bình vôi của mẹ

(HBĐT) - Bà cụ hàng xóm bỏm bẻm nhai trầu. Hình ảnh ấy khiến con rất nhớ mẹ. Nhà bên gả chồng cho con gái lớn. Các bà, các mẹ tối đến chia vui. Ngày xưa, mỗi khi nhà nào có đám, mẹ sẽ cùng những người già trong phố đến chia vui hoặc san sẻ bớt nỗi buồn vừa ngồi têm trầu giúp. Phố thay đổi, nếp sinh hoạt cũng khác. Đám hỏi nhà bên có trầu têm cánh phượng được đặt từ dịch vụ cưới hỏi về. Con cầm trên tay miếng trầu .Vị cay nồng xông lên khóe mắt.

Chạm vào tháng 12

(HBĐT) - Tháng 11 nhè nhẹ bước đi để lại vài vạt nắng hanh hao trên bông cải vừa chớm nụ. Cây gạo đầu làng run rẩy chìa những cánh tay khẳng khiu cho bầy sẻ đồng líu lo hót. Cánh đồng làng xỉn khô đất, gốc rạ cuối mùa. Tiết trời bàng bạc sẽ sàng lành lạnh. Tháng 12 ngỡ ngàng như nụ cười thiếu nữ 16 e ấp. Nắng sóng sáng đổ dài trên những mái ngói cổ trầm lặng màu thời gian. Gió xôn xao rặng bạch đàn, trên mẹt hoa cúc của các bà, các mẹ dịu dàng vào phố.