(HBĐT) - Chiếc ô tô 7 chỗ đưa chúng tôi xuất phát từ trung tâm thị trấn Cao Phong đến điểm gần cuối cùng của xóm Đồi - xóm vùng sâu thuộc xã Tây Phong (Cao Phong). Trời mưa to, con đường liên xóm tuy hơi nhỏ nhưng dễ đi vì đã được cứng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT. Để xây dựng con đường, người dân xóm Đồi đã đồng lòng đóng góp ngày công, tiền, hiến đất… Tất cả cùng chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), thắp lên khát vọng phát triển trên quê hương Mường Thàng.


Khai thác tốt tiềm năng sẵn có trên đất Mường Thàng, người dân phát triển vùng cam, mía Cao Phong nức tiếng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ảnh chụp tại xóm Trang Trong, xã Hợp Phong.

Đồng chí Bùi Văn Thanh, Bí thư chi bộ xóm Đồi cho biết: Xóm hiện có 144 hộ với 675 nhân khẩu, đều là người dân tộc Mường, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Tuy đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng Nhân dân đã không ngừng vươn lên, cùng nhau hiện thực hóa khát vọng phát triển của địa phương trên hành trình xây dựng NTM. Kết quả xóm đã hoàn thành tốt các tiêu chí NTM, góp phần tích cực đưa xã Tây Phong đạt chuẩn NTM năm 2018 và từng bước phấn đấu đạt các tiêu chí NTM nâng cao trong giai đoạn 2019 - 2020. 

Trên phạm vi toàn huyện, sự phát triển trong 20 năm qua đã thể hiện sâu sắc khát vọng mạnh mẽ của mảnh đất và con người Cao Phong. Gần 20 năm trước, huyện Cao Phong được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002. Đồng chí Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện đã sinh sống ở đây từ năm 1962 nên hiểu rõ từng cột mốc phát triển của nơi này. Trong trí nhớ của ông, Cao Phong ngày nay khác hoàn toàn so với thời điểm 20 năm trước. Cùng với nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của vùng đất Mường Thàng, huyện luôn phát huy truyền thống cách mạng gắn với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN. Trên hành trình đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu quan trọng, qua đó chứng minh năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ đã chuyển hóa thành chất lượng cuộc sống người dân đang được thụ hưởng. Đến nay, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 15,77 tiêu chí/xã; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 3%/năm. Không còn là huyện nghèo phải đối mặt với vô vàn gian khó như thời điểm mới thành lập, Cao Phong ngày nay là một miền quê xinh đẹp, trù phú, nơi an cư, quần tụ của 3 dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao, trong đó, người Mường chiếm trên 72% dân số. 

Đến với Cao Phong - Mường Thàng chắc hẳn bất cứ ai cũng cảm nhận được sức sống căng tràn của những vùng cam bạt ngàn trải khắp địa bàn huyện. Với hiệu quả kinh tế nổi bật và tính ổn định cao, cây cam thực sự trở thành cây chủ lực làm giàu cho hàng trăm hộ nông dân trong huyện. Cam Cao Phong cũng đã trở thành sản vật đặc trưng nhất của nơi này. Bên cạnh đó là sự phát triển của nhiều loại nông sản đặc trưng khác… Những đồi cam ngập nắng, những ruộng mía lao xao, những con đường rợp bóng mát của cây cối và màu xanh mướt mắt của các loại nông sản… Đó là hình ảnh quen thuộc của vùng đất Cao Phong ngọt lành, cho thấy huyện đang phát triển theo định hướng phù hợp: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với công nghiệp và du lịch; phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện NTM.

Đồng chí Hà Văn Di, Bí thư Huyện ủy Cao Phong khẳng định: Chặng đường 20 năm qua đã cho thấy quyết tâm chính trị cao và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để vượt qua thách thức của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong huyện. Hệ thống chính trị cùng các tầng lớp Nhân dân đã đoàn kết một lòng, năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vượt qua mọi thách thức để triển khai toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Sau 20 năm, huyện đã có những bước tiến quan trọng, tạo chuyển biến đồng bộ trong các lĩnh vực, khẳng định khát vọng vươn lên mạnh mẽ của vùng đất Mường Thàng. Sự phát triển hiện nay sẽ tạo động lực quan trọng để toàn huyện ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Chặng đường trước mắt có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đặt ra cho các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nhiều nhiệm vụ trong thời gian tới. Nhân dân các dân tộc huyện tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của quê hương, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức; đẩy mạnh toàn diện và sâu rộng công cuộc đổi mới, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu xây dựng quê hương Cao Phong ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Khánh An

Các tin khác


Xu thế tất yếu giúp nâng cao giá trị nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững - Bài 2 - Tìm “chất kết dính” để liên kết bền vững

(HBĐT) - Năm 2020, những nỗ lực nhằm kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp tỉnh đã được Bộ NN&PTNT ghi nhận với vị trí xếp hạng cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố về công tác an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực nông nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi chất lượng ATTP là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế, tạo thêm cơ hội cho nông sản của tỉnh tiếp cận với nhiều thị trường trong thời gian tới.

Xu thế tất yếu giúp nâng cao giá trị nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững: Bài 1 - Nâng cao giá trị nông nghiệp từ chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình kinh tế tập thể đang là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của nông dân. Đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động từ đại dịch Covid-19 như hiện nay, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp (SXNN) là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với những "tác động kép". 

Hẹn mùa lúa chín Miền Đồi

(HBĐT) - Miền Đồi (Lạc Sơn) mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Những cung ruộng bậc thang mềm mại, vàng óng, xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, nối tiếp nhau nổi bật trên không gian xanh của núi rừng. Không khí trong lành, mát mẻ; thảo nguyên xanh, suối nước trong veo, những ngôi nhà sàn truyền thống và những người dân hiền hậu, chan hòa, hiếu khách... cùng những món ẩm thực hấp dẫn. Miền Đồi hứa hẹn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá.

Huyện Lạc Sơn - hành trình “xây lại niềm tin”: Bài 2 - Nhân lên “cái đẹp để dẹp cái xấu”

(HBĐT) - Những biểu hiện làm sai đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật. Niềm tin của Nhân dân vào Đảng được củng cố, nhân lên cùng những hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực trong CB, ĐV và quần chúng Nhân dân, góp phần nhân lên cái tốt đẹp, đẩy lùi cái xấu.

Huyện Lạc Sơn - hành trình “xây lại niềm tin”: Bài 1 - Khắc phục sai phạm, củng cố tổ chức cơ sở Đảng

(HBĐT) - Tháng 5/2020, cùng với việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, trên địa bàn huyện Lạc Sơn xảy ra một sự việc nghiêm trọng liên quan đến sai phạm về đối tượng chi trả ở một số xã, xóm. Sự việc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, gây dư luận không tốt trong xã hội. 

Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thuỷ điện Hoà Bình mở rộng: Bài 2 - Nối tiếp tiếng gọi sông Đà

(HBĐT) - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (NMTĐHBMR) hiện đang trong giai đoạn chạy đua với thời gian. Trên công trường mỗi ngày có khoảng 400 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện ngày đêm rền vang tiếng máy, thực hiện mục tiêu bắt buộc hoàn thành một số hạng mục theo đúng kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục