(HBĐT) - Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối thu, chúng tôi tìm về xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi), nơi có hạt dổi thơm nức tiếng vùng Mường Động. Đi từ đầu đến cuối xóm, những cây dổi vươn cao, thẳng tắp, vươn tán lá rộng và cho quả "vàng”. Về Ba Lầm mùa này, hương dổi tỏa ra thơm nức, người người, nhà nhà nhộn nhịp thu hoạch. Năm nay, dổi được mùa, bán cũng được giá. Thứ "vàng đen” của núi rừng Tây Bắc đã, đang mang đến sự no đủ cho bà con nơi đây, giúp nhiều gia đình đi từ gian khó vươn lên thoát nghèo.
Người dân xóm Ba Lầm, xã
Nuông Dăm (Kim Bôi) thu hoạch dổi.
Xóm Ba Lầm có 286 hộ thì
có đến 70% hộ trồng dổi. Cùng anh Bùi Văn Khiết, chúng tôi đến thăm một số gia
đình trồng dổi tại Ba Lầm. Anh Khiết cho biết: Ở đây, nhà ít trồng 5 - 10 cây,
nhà nhiều có đến gần 200 cây. Nhờ thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nên hạt dổi cũng
có vị thơm đặc trưng hơn dổi ở các vùng khác. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa dổi,
tư thương khắp nơi về thu mua, nhiều người hẹn đặt hàng từ năm trước. Dổi thu
hoạch chỉ cần hái xuống, tách hạt sẽ có người đến tận nhà lấy, nhiều năm không
đủ bán. Cây dổi có nhiều ưu điểm như có thể tận dụng trồng ở những khu vực đất
xấu, đất bạc màu và trồng xen được thêm các loại cây khác. Hơn nữa, cũng không
mất quá nhiều công chăm sóc mà giá cả ổn định nên nhiều hộ tại Ba Lầm cũng như
nhiều xóm ở Nuông Dăm đã học cách ươm, chiết ghép dổi để mở rộng diện tích,
nâng cao thu nhập cho gia đình.
Thăm nhà anh Bùi Văn Tỵ,
một trong những gia đình trồng dổi lâu năm và có thu nhập khá từ dổi. Đến nơi,
cả gia đình đang quây quần ngồi tách vỏ dổi, anh Tỵ chia sẻ: Hiện, vườn nhà đã
thu được hơn nửa, chỉ còn lại một số cây ít năm tuổi chưa chín kỹ để dành thu
sau. Vụ dổi năm nay, nhà tôi thu được 3 tạ hạt tươi, bán với giá 500 nghìn đồng/kg
cho tư thương Phú Thọ, Hà Nội vào mua. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 có ảnh hưởng
ít nhiều nhưng dổi nhìn chung vẫn dễ bán. Nhờ dổi, gia đình tôi có kinh phí sửa
sang lại căn nhà, đầu tư thêm chăn nuôi, có điều kiện cho con cái học hành.
Những người trồng dổi ở
Ba Lầm có cách phơi dổi đặc biệt nên dổi luôn có mùi thơm đặc trưng, lượng tinh
dầu cao. Theo nhiều người trồng dổi, hạt dổi khi được hái từ trên cây xuống đem
phơi để lớp vỏ dày bên ngoài tách ra, làm lộ phần hạt chín đỏ, thơm lừng bên
trong. Tiếp đó, bà con phơi qua một nắng để lượng nước trong hạt bốc hơi bớt rồi
mang phơi trên gác bếp, bên dưới củi than cháy âm ỉ liên tục khoảng 3 - 4 ngày
đêm cho đến lúc hạt khô, vỏ ngoài se lại, có độ dẻo nhất định. Làm như thế, lượng
tinh dầu được tích tụ trong hạt dổi sẽ ngấm từ từ vào bên trong mà không bị bay
hơi, hay hao hụt như phơi dưới nắng. Hạt dổi khô được mang bán, làm quà biếu hoặc
cất trong nhà sử dụng dần.
Đồng chí Nguyễn Văn Chí,
Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: Nhờ cây dổi, nhiều hộ dân tại Ba Lầm
đã thoát nghèo. Xóm hiện còn 51 hộ nghèo, chiếm 17,8%, thu nhập bình quân đầu
người năm 2020 đạt 16 triệu đồng, dự kiến năm 2021 đạt 18,5 triệu đồng. Đạt được
kết quả đó một phần nhờ nguồn thu từ dổi. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn
có của địa phương, chúng tôi đã cử một số hộ trồng dổi đi thăm quan các mô hình
tại huyện Lạc Sơn để học cách chăm sóc cây và bảo quản hạt dổi. Điều trăn trở
nhất của người dân Ba Lầm hiện nay là vấn đề có sản phẩm tốt nhưng chưa xây dựng
được thương hiệu. Trong thời gian tới, bà con phấn đấu xây dựng được thương hiệu
nông sản để hạt dổi Ba Lầm tự tin bay xa, sánh vai cùng những loại đặc sản ở
nhiều địa phương khác.
Khánh Linh
(TTV)
(HBĐT) - Được xây dựng trên diện tích lên đến hàng nghìn m2 với cả chục chuồng trại quy mô lớn, lại nằm cách trụ sở UBND xã không xa, nhưng chỉ đến khi người dân có đơn đề nghị, phản ánh thì xã, huyện mới biết đến sự tồn tại của trại lợn nhiều "không”.
Bài 1 - Xã, huyện không biết sự tồn tại của trại lợn... nhiều "không”
(HBĐT) - "Chúng tôi vẫn khỏe mạnh, bình an và vẫn đang làm việc hết mình để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19…”. Đó là thông điệp mà những "chiến sỹ áo trắng” - những y, bác sỹ của tỉnh tham gia công tác chống dịch tại một số tỉnh phía Nam và TP Hà Nội truyền tải tới gia đình, người thân và đồng nghiệp ở lại hậu phương qua những hình ảnh, trạng thái được cập nhật trên các trang zalo, facebook. Hoạt động nhỏ nhưng ý nghĩa và sức lan tỏa không hề nhỏ. Bởi đó là lời nhắn gửi từ nơi tuyến đầu chống dịch.
(HBĐT) - Năm 2020, những nỗ lực nhằm kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp tỉnh đã được Bộ NN&PTNT ghi nhận với vị trí xếp hạng cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố về công tác an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực nông nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi chất lượng ATTP là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế, tạo thêm cơ hội cho nông sản của tỉnh tiếp cận với nhiều thị trường trong thời gian tới.
(HBĐT) - Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình kinh tế tập thể đang là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của nông dân. Đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động từ đại dịch Covid-19 như hiện nay, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp (SXNN) là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với những "tác động kép".
(HBĐT) - Miền Đồi (Lạc Sơn) mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Những cung ruộng bậc thang mềm mại, vàng óng, xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, nối tiếp nhau nổi bật trên không gian xanh của núi rừng. Không khí trong lành, mát mẻ; thảo nguyên xanh, suối nước trong veo, những ngôi nhà sàn truyền thống và những người dân hiền hậu, chan hòa, hiếu khách... cùng những món ẩm thực hấp dẫn. Miền Đồi hứa hẹn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá.
(HBĐT) - Những biểu hiện làm sai đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật. Niềm tin của Nhân dân vào Đảng được củng cố, nhân lên cùng những hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực trong CB, ĐV và quần chúng Nhân dân, góp phần nhân lên cái tốt đẹp, đẩy lùi cái xấu.