(HBĐT) - Đang kinh doanh ngô ở huyện Kim Bôi, bỗng nhiên anh Đỗ Quang Minh ở xã Tú Sơn rẽ sang làm thêm nông nghiệp. Không những làm giàu cho mình, anh còn giúp người nghèo ở Thung Rếch có cơ hội thoát nghèo.


Một lần khi đi thu mua ngô anh biết có người do nợ nần muốn bán 8 ha bưởi Diễn ở xóm Kim Bắc 4, xã Tú Sơn. Thấy hợp lý, anh quyết định mua lại. Sau đó, anh đi tìm hiểu nhiều nơi và các vườn gần khu vực sinh sống thấy cây cam và cây bưởi đỏ thích hợp với đất của mình. Nhiều người khuyên ghép cam Canh trên gốc bưởi cũ sẽ mang lại hiệu quả cao, tốt nhất là nên ghép vào tháng 8, tháng 9.

 


Ngoài trồng cam, bưởi, anh Đỗ Quang Minh đầu tư cho các hộ nghèo ở xóm Kim Bắc 4, xã Tú Sơn (Kim Bôi) nuôi đò để thoát nghèo.

 

Khi chúng tôi đến thăm, anh dẫn đi thăm từng cây cam Canh gốc to, xòe rộng cả góc vườn tựa như những chiếc ô khổng lồ giữa trời. Cây nào cũng xanh tốt, um tùm, không một chiếc lá dính sâu bệnh. Hiện tại, anh đã ghép được 400 cây cam Canh và còn gần 1.000 cây bưởi.

Anh Minh chia sẻ: Cây cam Canh rất hợp với đất này. Từ khi trồng cam Canh, chưa năm nào tôi bị mất mùa cả. Năm ngoái, vườn cam cho thu 17 tấn quả, dự tính năm nay được trên 20 tấn. Trừ các chi phí thuê nhân công, phân bón, thuốc, mỗi năm, anh thu nhập vài trăm triệu đồng. Năm nay, thời tiết diễn biến thất thường khiến nhiều vườn cam Canh ở Cao Phong rụng mất 60% số quả. Riêng vườn cam của anh cây nào cũng nhiều quả. Ngoài ghép cây cam trên gốc bưởi, anh còn ghép cây bưởi đỏ Tân Lạc trên cây bưởi Diễn. Đến nay, cây bưởi đỏ đã được 2 năm cho quả sai, ngon, ngọt, nhiều tư thương tìm đến mua. Anh cho biết: Thời gian tới, tôi sẽ ghép hết vườn bưởi Diễn thành bưởi đỏ cho hiệu quả kinh tế cao.

Khi làm thêm nông nghiệp anh mới thấu hiểu nỗi vất vả và sự rủi ro của người nông dân. Ngoài lo đầu ra, kỹ thuật, điều quan trọng nhất là vốn. Nếu vay ngân hàng để đầu tư nông nghiệp gây áp lực trả nợ, nhất là đối người nghèo. Thấy ở xóm đất đồi rộng, nhiều phụ phẩm nông sản như cây ngô, lá mía thích hợp nuôi bò sinh sản. Để giúp người nghèo ở xóm, xã về vốn, anh quyết định bỏ gần 200 triệu đồng mua 10 con bò cái cho các hộ nuôi. Sau khi sinh sản, bê con chia đôi. Khi các hộ không muốn nuôi đàn bò cũng được chia đôi. Anh Minh chia sẻ: Với hình thức này các hộ không phải lo về vốn, chỉ mất công chăm sóc nên rất yên tâm chăm sóc bò. Người nhận nuôi trước hết phải là hộ nghèo và những hộ này phải có nhu cầu thoát nghèo thật sự. Người nhận nuôi cũng phải có trách nhiệm báo cho chủ khi phát hiện bò bị ốm và chịu trách nhiệm đền bù nếu để bò chết hoặc bị mất trộm. Họ coi như đây là tài sản của mình. Nếu mình nuôi tốt, bò đẻ thì mình được lợi. Với những hộ nghèo được bò nuôi nếu chăm sóc tốt, hiệu quả, coi đây như nguồn tích lũy cho gia đình. Sau hơn 3 năm, đàn bò của anh đã được hơn 40 con. Từ nguồn vốn của anh, nhiều hộ trong xóm đã có thêm thu nhập để thoát nghèo. Có hộ đã gây được đàn bò cho riêng gia đình mình. Lợi ích mà mô hình mang lại được chia đều cho cả hai bên nên được nhiều người dân ủng hộ, nhất là đối với những hộ nghèo trên địa bàn xã. Nếu mô hình này ngày càng được nhân rộng thì đây là một trong những yếu tố góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo một cách bền vững.

                                                                                       Việt Lâm


Các tin khác

Không có hình ảnh

Thương binh Bùi Xuân Đợi - một tấm gương sáng


(HBĐT) - Với phẩm chất của người lính "Bộ đội Cụ Hồ” không ngại gian khó, ông Bùi Xuân Đợi, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) là thương binh hạng 4/4 đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên đất đồng quê hương. ông còn là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con trong xóm nghiêm chỉnh chấp hành.

Người tiên phong trồng táo đại ở xã Bao La


(HBĐT) - Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng táo đại, một vài hộ dân ở xã Bao La (Mai Châu) đã cải tạo diện tích đất vườn phát triển mô hình trồng loài cây ăn quả này. Tiêu biểu phải nhắc đến gia đình anh Trịnh Ngọc Thạch ở xóm Quyết Thắng. Ngay trong năm đầu tiên, gia đình anh đã thu về hơn 80 triệu đồng từ bán táo, hiệu quả kinh tế đem lại gấp 10 lần so với trồng lúa.

Chi hội trưởng người cao tuổi nhiệt tình với hoạt động cơ sở

(HBĐT) - Nhiệt tình, năng nổ, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở tổ dân phố; phát huy tốt vai trò bí thư chi bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo, đó là những nhận xét của người dân xóm Dom, xã Yên Lạc (Yên Thủy) dành cho bà Bùi Thị Phan, chi hội trưởng NCT và là bí thư chi bộ tiêu biểu.

Người phụ nữ dân tộc Mông làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Châu có biến chuyển tích cực. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH tại địa phương. Trong đó, chị Vàng Y Mỵ xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia là một trong những điển hình.

Trưởng thôn Đồng Luống làm kinh tế giỏi


(HBĐT) - Được giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo UBND xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ), chúng tôi đến thăm gia đình chị Đỗ Thị Thướng, trưởng thôn Đồng Luống. Chị Thướng được nhân dân biết đến là người tiên phong phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi tại địa phương. Hiện tại vườn cây ăn quả của gia đình chị đã được nhân rộng lên 9 ha với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cựu chiến binh Đinh Công Lực vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Trong thời chiến là chiến sỹ anh dũng, trở về thời bình, các CCB luôn vượt khó, gương mẫu trong công tác Hội cũng như phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu. Một trong những CCB tiêu biểu của huyện Lương Sơn là CCB Đinh Công Lực ở xóm Suối Bu, xã Trường Sơn. Ông Lực đã quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ chăn nuôi trâu và trồng rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục