(HBĐT) - Đó là anh Phạm Khắc Thường, sinh năm 1966 ở xã Tử Nê (Tân Lạc). Cách đây 5 năm, khi anh mạnh dạn đưa cây bưởi đỏ lên trồng ở trên đồi, không ít hộ làm vườn trong vùng lo ngại, hồ nghi. Còn hiện giờ, mọi người đều thán phục. Hàng chục hộ đã nhìn vào anh học tập, làm theo, cũng đưa cây bưởi đỏ lên đồi.



Anh Phạm Khắc Thường, xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) là người mở đầu phong trào đưa bưởi đỏ lên đồi.

"Trước đây, tôi đã từng làm đủ mọi nghề để kiếm sống sau khi xuất ngũ trở vào những năm 1990” - anh Thường mở đầu câu chuyện bằng cách nhớ về những năm tháng loay hoay khởi nghiệp. Trước khi đi đến quyết định đưa cây bưởi đỏ lên đồi thì khu đất này được xem là vùng đất khó, nguồn sinh thủy không có, chỉ có cây keo mới tồn tại được mà thôi. Có người bảo anh liều nhưng thực ra khi đưa ra quyết định anh đã bàn bạc rất kỹ với gia đình. Bản thân anh đã thăm dò, tìm hiểu cách đó chừng 2 km có một con suối nước chảy quanh năm. Đây chính là nguồn nước cần và đủ để anh thực hiện quyết tâm đưa cây bưởi đỏ lên đồi.

Vậy là được sự đồng thuận, ủng hộ của gia đình, anh chặt keo, cải tạo lại đất chuyển sang trồng bưởi đỏ. Đó là năm 2012, khởi điểm ban đầu anh vấp phải không ít khó khăn do thiếu vốn, kỹ thuật chưa có nên phải mày mò tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu từ những hộ trồng bưởi có tiếng trong và ngoài xã. Từng bước một, bằng sự kiên trì, nhẫn nại, đồng thời có sự góp sức của anh chị em trong gia đình, anh Thường đã gây dựng được sản nghiệp lớn với 5 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh và cam, trong đó, diện tích chủ yếu là bưởi đỏ. Trồng bưởi không thể thiếu nước, anh sử dụng máy bơm công suất lớn, đầu tư hệ thống dẫn nước từ suối lên bể chứa để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Về phân bón, anh sử dụng nguồn phân chuồng đã hoai mục để bưởi có chất lượng tốt nhất. Thời kỳ cây cho quả bói, anh không nôn nóng cho đậu nhiều quả để đảm bảo chu kỳ thu hoạch lâu dài, cây, cành phát triển không bị yếu.

Niên vụ 2017 là niên vụ đầu tiên anh Thường chính thức được thu hoạch với khoảng 300 gốc bưởi đỏ. Những quả bưởi tròn đều, vàng ruộm, lúc lỉu là thành quả suốt 5 năm dày công chăm bón. Anh Thường cho biết: Từ nay đến cuối vụ thu khoảng 3,5 - 4 vạn quả với giá bình quân 20.000 đồng/quả, doanh thu ước trên 700 triệu đồng. Khi đem đi giới thiệu ở thị trường trong, ngoài tỉnh, sản phẩm bưởi đỏ của anh được khách hàng ưa chuộng nhờ quả đều, múi mọng, màu sắc đỏ đẹp, vị ngọt đậm, dóc vỏ, tách múi không dính tay.

Hiện nay, học theo cách của anh Thường, hàng chục nông dân trong xã đã đưa cây bưởi đỏ lên trồng trên đồi, diện tích trồng bưởi đỏ trên đồi toàn xã đã tăng lên vài chục ha. Các hộ khắc phục nguồn nước tưới bằng cách làm bể chứa, bơm nước từ các nguồn, thực hiện quy trình tiêu thoát nước đảm bảo giúp cây sinh trưởng tốt.

Với sự mở đầu của anh Thường, quy mô diện tích trồng bưởi đỏ trên địa bàn phát triển nhanh, trở thành phong trào đưa bưởi đỏ lên đồi, tạo vùng hàng hóa lớn. Cũng từ đây, xã đã thành lập được HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - Hòa Bình tại xóm 3 với 9 thành viên, anh Thường giữ vai trò là Giám đốc. Bưởi đỏ Tân Lạc vừa được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và bằng nỗ lực của mình, anh Thường đã điều hành tốt việc sản xuất, kinh doanh của HTX. HTX hiện đã có 1 cửa hàng giới thiệu và bán đặc sản bưởi đỏ tại khu 3, thị trấn Mường Khến. Đơn vị cũng thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản bưởi đỏ giúp nông dân. Là HTX đầu tiên của tỉnh triển khai công nghệ sơ chế, bao gói sản phẩm, đưa sản phẩm của các thành viên đi tiêu thụ tại các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và một số tỉnh phía Nam.

Bùi Minh


Các tin khác


Người CCB tiên phong nuôi cá lồng ở hồ Trọng

(HBĐT) - Nhận thấy môi trường khu vực hồ Trọng (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) trong xanh, giàu tiềm năng phát triển thủy sản, đầu năm 2016, CCB Bùi Văn Bình đầu tư làm 10 lồng cá theo phương pháp nuôi lồng lưới.

Anh Tiên làm giàu từ trồng cam

(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và biết ứng dụng KHKT vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lạc Long, Lạc Thuỷ đã trở lên khá giả. Mô hình trồng cây cam Vinh của gia đình anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu là một trong những mô hình tiêu biểu đó.

Nữ chiến sỹ dân quân vươn lên từ những ngày dãi nắng, dầm mưa

(HBĐT) - "Khi được tận mắt thấy những vườn cây trĩu quả; đàn gia súc, gia cầm đông đúc; hồ, đập đầy tôm, cá và những quả đồi bạt ngàn màu xanh của các đồng chí đi trước, thành công trong sản xuất đã thôi thúc tôi khát khao vươn lên thoát nghèo”. Đó là những lời bộc bạch giản dị mà nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung, xóm Nau, xã Thu Phong chia sẻ tại Đại hội thi đua Quyết thắng LLVT huyện Cao Phong vừa qua.

“Khắc tinh” của tội phạm truy nã

(HBĐT) - Tiếp xúc với thượng tá Lỗ Văn Tiến (ảnh) - Phó trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh, tôi thấy anh khá kiệm lời, có lẽ đó là "chất” của lính truy nã. Nghề "tầm nã” luôn chứa đựng nhiều hiểm nguy, gian khổ, ấy vậy mà người lính ấy đã có trên 20 năm gắn bó với nghề mà không hề kêu ca, phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác để an nhàn hơn. Anh được đồng đội ví là "khắc tinh” của tội phạm truy nã nơi cửa ngõ Tây Bắc. Sinh ra và lớn lên ở xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, từ khi còn nhỏ, Lỗ Văn Tiến có niềm đam mê đặc biệt với nghề cảnh sát hình sự. Lớn lên, anh được tuyển dụng vào lực lượng công an, được cử đi huấn luyện chiến sỹ mới tại Tiểu đoàn cảnh sát cơ động (Bộ Công an). Sau đó, anh được phân công về Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh. Năm 2001, anh là Đội phó rồi Đội tưởng đội điều tra trọng án, đơn vị chủ công trong điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản.. Năm 2010, sau khi Phòng cảnh sát truy nã tội phạm thành lập, Lỗ Văn Tiến được bổ nhiệm Phó trưởng phòng, trực tiếp chỉ huy Đội bắt truy nã. Từ đây, "chất” hình sự dần bộc lộ, anh trở thành "khắc tinh” của tội phạm truy nã, biết bao đối tượng truy nã cộm cán, có số má đã quy hàng hoặc tự nguyện tới cơ quan công an đầu thú để hưởng khoan hồng.

Cựu chiến binh xã Xăm Khòe gương mẫu phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên Hội CCB xã Xăm Khòe (Mai Châu) luôn gương mẫu sáng tạo phát triển KT-XH. Theo thống kê đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 18 triệu đồng.

“Cán bộ nào phong trào ấy”

(HBĐT) - Người ta thường nói "cán bộ nào phong trào ấy”. Câu nói rất đúng với thực tế của CCB Nguyễn Đình Vĩnh. Mỗi lần có dịp đeo quân hàm thượng tá Quân chủng Phòng không, không quân lại làm cho anh lính cũ ấy xao xuyến, bồi hồi xen lẫn tự hào 32 năm làm chiến sĩ. ông sinh năm 1954, "đăng” lính tháng 5/1972. ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giúp nước bạn Lào giải phóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục