Bài 2 - Lời nhắn gửi từ vùng lõi

(HBĐT) - "Chúng tôi ở trong vùng lõi, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với hơn 100 con người về từ vùng dịch nhưng cuộc sống vẫn vui tươi, lạc quan, chiều chiều vẫn đánh bóng chuyền. Cả khu cách ly đã trở thành một gia đình lớn. Gạt đi sự sợ hãi, chúng tôi đã cùng chia sẻ, cởi mở, đồng lòng để vượt qua những tháng ngày đặc biệt này”. Đó là chia sẻ của bác sỹ CK II Bùi Cao Ngữ, Trưởng phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau 1 tuần thực hiện nhiệm vụ trong khu vực cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh (TP Hòa Bình).


Cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trong khu cách ly thường xuyên tìm hiểu, nắm tâm tư nguyện vọng người dân trong khu cách ly.

Trường Quân sự tỉnh đã dành 1 dãy nhà ở 3 tầng 29 phòng cho việc cách ly. Khu vực cách ly được bố trí thành 4 vòng. Ngoài cùng là chốt của lực lượng công an, bên trong là vòng bảo vệ, tiếp đến là vòng ngoài và trong cùng là vòng lõi.

Đại tá Vũ Hải Ninh, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Trưởng Ban điều hành cơ sở cách ly cho biết: Công dân cách ly tập trung được bảo đảm ăn uống theo quy định là 60.000 đồng/người/ngày, được hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết, sử dụng miễn phí wifi tốc độ cao, được cung cấp sim 4G Viettel dùng miễn phí trong thời gian cách ly... Khi tiếp nhận công dân vào khu cách ly, cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ các đơn vị đã khẩn trương tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Các phòng ở của Trường Quân sự không có bình nóng lạnh nên ngay sau công dân đến, chúng tôi đã bổ sung thêm bình siêu tốc, chăn bông cho các phòng cách ly. Trong số các đối tượng cách ly có 3 cháu nhỏ dưới 7 tuổi, cán bộ thực hiện nhiệm vụ cũng sẵn sàng nấu cháo, pha sữa cho các cháu nếu bố mẹ các cháu có yêu cầu.

Cùng với nhu yếu phẩm, đồ bảo hộ, doanh cụ… thì một vấn đề đặc biệt quan trọng để việc cách ly đạt hiệu quả là sự vào vào cuộc có thể nói là "dũng cảm” của các cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trong khu vực cách ly. Trong vùng lõi khu cách ly từ ngày 4/3 đến nay có 12 đồng chí làm nhiệm vụ, trong đó có 1 sỹ quan phụ trách, 2 quân nhân chuyên nghiệp, 3 bác sỹ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 6 chiến sỹ vệ binh. Các cán bộ trong vùng lõi có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ, hỗ trợ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt như đưa cơm, thu gom rác, kiểm tra sức khỏe, nắm tư tưởng, tình cảm của các đối tượng đang cách ly để kịp thời báo cáo.

Là 1 trong 2 nữ bác sỹ thực hiện nhiệm vụ trong vùng lõi, bác sỹ quân y Nguyễn Thùy Dung chia sẻ: Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi chỉ có vài tiếng đồng hồ để sắp xếp, chuẩn bị cho gia đình, chồng con những gì cần thiết trong thời gian 14 ngày tôi phải cách ly xa gia đình. 22h ngày 3/3, chúng tôi có mặt để nhận nhiệm vụ. 14 ngày cách ly, tiếp xúc trực tiếp với người về từ vùng dịch, đặc biệt đây lại là dịch bệnh rất dễ lây, thú thực chúng tôi cũng có chút băn khoăn, lo lắng nhưng xác định đây là nhiệm vụ, trách nhiệm cao cả. Gạt bỏ những lo lắng sang một bên, chúng tôi cùng tập trung cho một mục tiêu duy nhất là thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, khám sức khỏe cho công dân; kịp thời phát hiện những trường hợp ho, sốt, mệt mỏi để chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị, lẫy mẫu xét nghiệm.

Trong số 106 đối tượng cách ly không có trường hợp nào là người Hòa Bình, nhiều trường hợp sống ở miền Trung, miền Nam hoặc sống ở Hàn Quốc nên những ngày đầu cũng có chút khoảng cách, lo lắng. Bác sỹ Bùi Cao Ngữ cho biết: Sự thật là cả đối tượng cách ly cũng như cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ đều có chung sự lo lắng về tình hình dịch bệnh, lo lắng về việc xuất hiện dịch bệnh và lây lan ngay trong khu cách ly. Do đó, vừa đảm bảo về nhu yếu phẩm, ăn nghỉ cho đối tượng cách ly, vừa thường xuyên, ân cần theo dõi, chăm sóc sức khỏe, chúng tôi còn phải quan tâm, động viên các đối tượng cách ly. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở trong khu cách ly; cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ đối xử với người cách ly như quan tâm, chăm sóc chính người thân trong gia đình mình. Vì vậy, sau vài ngày cách ly, không khí trong khu cách ly đã không còn nặng nề, căng thẳng, mệt mỏi như ngày đầu. Mọi người đều có tâm trạng tốt hơn, đối tượng cách ly cởi mở chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống, hoàn cảnh, đặc biệt là hành trình những địa điểm đã đi qua, tình trạng sức khỏe. Qua đó, cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ làm nhiệm vụ kịp thời nắm tình hình, có phương án xử trí phù hợp. Tính đến ngày 10/3, khu vực cách ly đã chuyển 7 trường hợp có biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đã có 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính. Mỗi trường hợp phải chuyển sang bệnh viện tỉnh, mỗi lần còi xe 115 nháy đèn đưa người đi là chúng tôi cảm thấy nghẹn lòng lo lắng. Cả khu cách ly mong ngóng từng giờ, từng phút kết quả xét nghiệm. Mỗi trường hợp báo về là âm tính, cả khu cách ly cùng thở phào nhẹ nhõm, mỗi bệnh nhân được đưa trở lại từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi đã điều trị ổn định được cả khu cách ly mừng rỡ chào đón như đón người thân trở về.

Trước tình hình diễn biến dịch của nước ta những ngày gần đây và cả những lo lắng của người dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua, bác sỹ Bùi Cao Ngữ trăn trở: Chúng tôi lo lắng không, có chứ! Sợ hãi không, có chứ! Vì các cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ ở đây đều là con người và thực tế thế giới đã có hàng nghìn cán bộ y tế bị lây nhiễm, một số trường hợp tử vong. Nhưng chúng tôi xác định, đây là một nhiệm vụ nguy hiểm, khó khăn nhưng cũng rất vinh quang. Chúng tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đã và đang nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúng tôi trấn an chính mình, trấn an đồng nghiệp, trấn an mỗi công dân đang cách ly tại đây rằng hãy bình tĩnh, lạc quan, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh. Trong khu cách ly này, trong hoàn cảnh rất khó khăn này mọi người đã xích lại gần nhau, cùng đồng lòng sẻ chia, động viên nhau. Chúng tôi đã cùng nhau đi được gần hết chặng đường 14 ngày cách ly, chúng tôi sẽ nỗ lực để kết thúc 14 ngày cách ly an toàn, mọi người đều khỏe mạnh, sớm trở về bên gia đình. Rồi có thể sẽ có những khu vực cách ly khác, sẽ có thêm người phải vào khu cách ly, có thêm những cán bộ, bác sỹ, chiến sỹ phải xa gia đình, gạt đi sự sợ hãi dịch bệnh để làm nhiệm vụ. Nhưng từ vũng lõi của khu cách ly tập trung, chúng tôi muốn nhắn nhủ rằng, bà con hãy vững tâm, tin tưởng, cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đang được ngành Y tế triển khai. Chỉ cần thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế là chúng ta có thể khoanh vùng và từng bước dập dịch.

Dương Liễu

Bài 1:Trắng đêm chờ đón đồng bào về từ vùng dịch

Các tin khác


Người cán bộ tâm huyết với sự học của con em người Mông

(HBĐT) - Khu đất rộng hơn 300 m2 ở xóm Vãng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được cán bộ người dân tộc Mông Sùng A Chênh, hiện là Chủ tịch Hội Nông dân huyện mua lại từ năm 2005, 2006. Năm 2007, anh cất một ngôi nhà nhỏ để tiện cho việc công tác dưới huyện. Kế bên, anh xây dãy nhà trọ gồm 7 phòng với khu nấu ăn riêng, nhà vệ sinh khép kín. Nhiều người nghĩ anh làm thế để kinh doanh, song kỳ thực không phải vậy.

Lão nông trái nghề “ép” bưởi da xanh cho quả quanh năm

(HBĐT) - Bưởi da xanh là giống bưởi đặc sản, có vị ngọt thanh, tép róc nước, múi to… Sau hơn 10 năm được trồng ở Hòa Bình, nhiều nông dân đã nản bởi cây rất khó chăm, kháng chịu sâu bệnh kém, cho thu chính chỉ được vài năm, cho quả một vụ như giống bưởi miền Bắc. Nhưng có một người đang nắm giữ bí quyết chăm sóc bưởi da xanh cho cây xanh tốt, ra hoa, quả quanh năm. Đó là ông Nguyễn Văn Thảo ở xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Người phụ nữ tiêu biểu ở xã vùng cao Thạch Yên

(HBĐT) - Về xóm Thôi Bạ, xã Thạch Yên (Cao Phong), chúng tôi được nghe nhiều lời ngợi khen chị Bùi Thị Yến, người phụ nữ đảm đang, nhanh nhẹn, luôn hết lòng với những hoạt động của các hội, đoàn thể. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng chị Yến hăng say lao động, sản xuất, quyết tâm thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.

Người đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Vụ bưởi năm nay, gia đình ông Nghiệp vui lắm, cây nào cũng sai quả, giá bán lại cao hơn năm ngoái, đầu ra cũng ổn định. Sản phẩm không chỉ giao cho tư thương tại vườn mà các con ông đã ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá và chuyển hàng cho khách trong huyện, tỉnh, các tỉnh bạn qua đường xe khách. Ông dự tính trừ chi phí 2 ha bưởi, 0,5 ha cam, gia đình tích lũy được hơn 100 triệu đồng. Ở vùng đất thuần nông, vườn tạp còn nhiều như xã Văn Sơn (Lạc Sơn) thì đó là khoản thu nhập đáng kể.

Vượt lên số phận chế tạo xe lăn cho người khuyết tật

(HBĐT) - Không cam chịu số phận nghiệt ngã của người tàn phế do tai nạn giao thông, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã bền bỉ vượt lên nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, để chế tạo thành công sản phẩm xe lăn đầu kéo điện được khách hàng cả nước tin dùng. Câu chuyện của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người cùng hoàn cảnh vươn lên hòa nhập với xã hội, có ích cho cộng đồng, là điển hình học tập, làm theo lời Bác và điển hình trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh.

"Vua" cá ngạnh trên dòng Đà Giang

(HBĐT) - Với anh Bùi Văn Chiến ở xóm Tháu, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), nghề đánh cá, nuôi cá trên hồ Hòa Bình đã giúp anh lập nghiệp và làm giàu. Đặc biệt nhiều năm nay, trên dòng Đà Giang, chưa có ai có thể "qua mặt” được anh về kỹ năng đánh bắt cá ngạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục