(HBĐT) - Gần 10 năm làm Bí thư chi bộ (2010- 2020), dấu ấn trong 4 nhiệm kỳ vừa qua của Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn, xóm Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là việc khởi xướng và duy trì hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, góp phần quan trọng xóa bỏ tập quán sản xuất manh mún, tự sản tự tiêu, 100% hộ dân trên địa bàn chuyển sang chuyên canh cây màu tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống ngày càng được cải thiện.


Bí thư chi bộ xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) Bùi Văn Thuấn (ngoài cùng bên trái) luôn bám sát đồng ruộng cùng bà con nông dân duy trì hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. 

Vào đầu những năm 2000 trở về trước, ngoài phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập của người dân vùng Đú Sáng B, gồm các xóm: Bái Tam, Đồng Bãi, Gò Bùi, Vó Mái chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô, dong giềng, khoai lang, khoai sọ… Nên đời sống rất bấp bênh, khiến cấp ủy, chính quyền xóm luôn trăn trở tìm hướng để người dân xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu ngay trên vùng đất quê hương mình. Với ý nghĩ ấy, Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn và Trưởng xóm Bùi Văn Du bàn nhau cùng xuống Bắc Sơn, một trong những xã đầu tiên của huyện Kim Bôi liên kết với doanh nghiệp thực hiện thành công mô hình trồng bí xanh, mướp đắng lấy hạt trên ruộng 1 vụ bấp bênh để học hỏi kinh nghiệm. Với họ, trong thời điểm ấy, những kỹ thuật sơ đẳng như làm đất, chọn thời vụ, ủ giống, bón phân, phủ nilon, tỉa cây, làm giàn, phòng trừ sâu bệnh, thời điểm thu hoạch... đều rất mới mẻ. Vì vậy, cùng với học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thực tế, họ mạnh dạn đề nghị cán bộ Công ty Hai mũi tên đỏ (doanh nghiệp đang liên kết sản xuất tại xã Bắc Sơn) về tận nơi khảo sát đánh giá tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng để xây dựng mô hình trên đồng đất quê nhà.

Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn nhớ lại: Thời điểm đó, tôi đang làm Bí thư Chi bộ xóm Bưa Sào. Cả xóm có 67 hộ, nhưng chỉ có khoảng 9 ha đất canh tác. Thấy tôi cùng gia đình anh Du, anh Dưng, anh Huấn "lọ mọ” trồng mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột trên ruộng trước đây trồng lúa, nhiều người còn "nửa tin, nửa ngờ”. Tuy nhiên, sau vài ba vụ, thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cách làm mới đem lại, hàng chục hộ trong xóm đã mạnh dạn làm theo. Thời điểm ấy, chúng tôi đã trở thành những "giáo viên” cầm tay chỉ việc, luôn theo sát hướng dẫn về kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm cho các hộ dân. Kết quả đó đã đưa Bưa Sào trở thành xóm điển hình của xã, của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây lấy hạt có giá trị vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, 100% hộ dân trong vùng đã chuyển đổi diện tích đất lúa không hiệu quả sang trồng màu. Những diện tích đất cấy lúa 2 vụ đã được tận dụng để sản xuất vụ 3 với các loại rau, đậu, bí xanh, bí đỏ thương phẩm theo hướng sản xuất sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo trong xã đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững với nguồn thu từ mô hình chăn nuôi, trồng màu đạt từ 100 - 150 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình các anh Bùi Văn Thực, Bùi Văn Tùng đã thoát nghèo bền vững với nguồn thu từ 100 - 120 triệu đồng/năm từ các loại cây lấy hạt như mướp đắng, bí đỏ và rau, màu như dưa chuột Nhật, bí xanh, rau, đậu các loại...

Mạnh dạn, kiên trì, gương mẫu, "nói đi đôi với làm”, vai trò nêu gương của Bí thư Chi bộ xóm Bãi Tam Bùi Văn Thuấn đã tạo ra bước chuyển đáng kể trong phát triển KT-XH vùng Đú Sáng B nói riêng và xã Đú Sáng nói chung. Với kết quả đó, Chi bộ xóm Bưa Sào và cá nhân Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn nhiều năm được công nhận là TCCS Đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau khi sáp nhập hai xóm Bưa Sào và Bãi Tam thành xóm Bãi Tam (năm 2019), Đại hội chi bộ xóm Bãi Tam nhiệm kỳ 2020-2022, đảng viên Bùi Văn Thuấn tiếp tục được đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ.
 
Đức Phượng


Các tin khác


Cống hiến tuổi xuân nơi địa đầu

(HBĐT) - "Nếu tất cả mọi người chọn nơi thuận lợi thì ai sẽ là người đến nơi khó khăn. Tôi còn trẻ, muốn thử sức, muốn cống hiến để những trẻ em nơi biển, đảo xa xôi không bị thiệt thòi. Tôi sẽ ở đây lâu dài và không hối hận về quyết định của mình”. Đó là lời tâm sự của cô giáo Ngần Thị Minh, giáo viên trường liên cấp dảo Trần thuộc huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).

Người cán bộ tâm huyết với sự học của con em người Mông

(HBĐT) - Khu đất rộng hơn 300 m2 ở xóm Vãng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được cán bộ người dân tộc Mông Sùng A Chênh, hiện là Chủ tịch Hội Nông dân huyện mua lại từ năm 2005, 2006. Năm 2007, anh cất một ngôi nhà nhỏ để tiện cho việc công tác dưới huyện. Kế bên, anh xây dãy nhà trọ gồm 7 phòng với khu nấu ăn riêng, nhà vệ sinh khép kín. Nhiều người nghĩ anh làm thế để kinh doanh, song kỳ thực không phải vậy.

Lão nông trái nghề “ép” bưởi da xanh cho quả quanh năm

(HBĐT) - Bưởi da xanh là giống bưởi đặc sản, có vị ngọt thanh, tép róc nước, múi to… Sau hơn 10 năm được trồng ở Hòa Bình, nhiều nông dân đã nản bởi cây rất khó chăm, kháng chịu sâu bệnh kém, cho thu chính chỉ được vài năm, cho quả một vụ như giống bưởi miền Bắc. Nhưng có một người đang nắm giữ bí quyết chăm sóc bưởi da xanh cho cây xanh tốt, ra hoa, quả quanh năm. Đó là ông Nguyễn Văn Thảo ở xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Người phụ nữ tiêu biểu ở xã vùng cao Thạch Yên

(HBĐT) - Về xóm Thôi Bạ, xã Thạch Yên (Cao Phong), chúng tôi được nghe nhiều lời ngợi khen chị Bùi Thị Yến, người phụ nữ đảm đang, nhanh nhẹn, luôn hết lòng với những hoạt động của các hội, đoàn thể. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng chị Yến hăng say lao động, sản xuất, quyết tâm thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.

Người đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Vụ bưởi năm nay, gia đình ông Nghiệp vui lắm, cây nào cũng sai quả, giá bán lại cao hơn năm ngoái, đầu ra cũng ổn định. Sản phẩm không chỉ giao cho tư thương tại vườn mà các con ông đã ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá và chuyển hàng cho khách trong huyện, tỉnh, các tỉnh bạn qua đường xe khách. Ông dự tính trừ chi phí 2 ha bưởi, 0,5 ha cam, gia đình tích lũy được hơn 100 triệu đồng. Ở vùng đất thuần nông, vườn tạp còn nhiều như xã Văn Sơn (Lạc Sơn) thì đó là khoản thu nhập đáng kể.

Vượt lên số phận chế tạo xe lăn cho người khuyết tật

(HBĐT) - Không cam chịu số phận nghiệt ngã của người tàn phế do tai nạn giao thông, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã bền bỉ vượt lên nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, để chế tạo thành công sản phẩm xe lăn đầu kéo điện được khách hàng cả nước tin dùng. Câu chuyện của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người cùng hoàn cảnh vươn lên hòa nhập với xã hội, có ích cho cộng đồng, là điển hình học tập, làm theo lời Bác và điển hình trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục