(HBĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, anh Lê Huy Tích (SN 1978), Giám đốc Công ty TNHH MTV người khuyết tật (NKT) Hòa Bình vinh dự là một trong những đại biểu của tỉnh tham dự. Bằng chiếc xe lăn điện tự chế, anh chủ động trong mọi hoạt động của đại hội, tự đẩy xe và hoà cùng đoàn đại biểu vào Lăng viếng Bác báo công trước khi tới hội trường.


Anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã vượt lên số phận, khởi nghiệp thành công, trở thành người truyền cảm hứng cho người khuyết tật.

Bền bỉ nghị lực sống

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), anh Tích mong muốn khi trưởng thành có một công việc ổn định, phù hợp năng lực chuyên môn. Tương lai tưởng chừng đang rộng mở thì tai họa ập đến vào một ngày đầu năm 2007. Sau vụ tai nạn giao thông, anh bị chấn thương nặng ở cột sống, liệt toàn thân. Suốt 2 năm ròng rã, gia đình, người thân đưa anh đi điều trị nhiều nơi, cơ thể tuy có sự phục hồi, nhưng đôi chân vĩnh viễn bị liệt.

Từng có ý nghĩ phó mặc, bi quan, nhưng chứng kiến gia đình, người thân lo lắng, chăm sóc cho mình, anh suy nghĩ và xác định lại tư tưởng, quyết tâm ngồi dậy, thậm chí đứng được dậy vì những người đã yêu thương, vất vả vì mình. Anh nhờ người thiết kế chiếc giường để nâng lên, hạ xuống theo từng đoạn với dây đai cố định phần thân dưới, gắng sức tập nâng cơ thể dần lên. Kiên trì 3 năm để tập ngồi, anh tiếp tục tập đứng dậy với thời gian từ 1 phút, 2 phút, 5 phút, rồi tăng lên 30 phút đến 1 giờ... Thấy anh được như vậy, gia đình đã sắm chiếc xe lăn giúp anh tiện sinh hoạt, có thể ra ngoài cho khuây khỏa.

 

Chiếc xe thay đôi chân

"Khuyết tật nhưng vẫn có thể làm được những công việc có ích, tự nuôi sống bản thân, thậm chí giúp đỡ được người khác", điều này hoàn toàn đúng với người có nghị lực sống như anh Lê Huy Tích. Từ khi được trang bị xe lăn, anh tìm kiếm công việc phù hợp khả năng. Sau quá trình học nghề, mày mò học tiếng Anh để dịch tài liệu, anh mở một cửa hàng chuyên sửa chữa điện thoại, máy tính, ti vi...

Thời điểm đó, phương tiện duy nhất hỗ trợ NKT vận động là xe máy được hoán chuyển bánh sau thành xe ba bánh. Anh Tích bị chấn thương cột sống nặng, rất khó di chuyển từ giường đến vị trí xe lăn, chứ chưa nói gì đến ngồi xe máy. Có sản phẩm đầu kéo xe lăn của Ý có thể phù hợp lắp vào xe lăn, nhưng giá rất cao (khoảng 70 triệu đồng/chiếc). Vì thế, anh tìm đến một trung tâm phục hồi chức năng ở Hà Nội mượn mẫu, vận dụng kiến thức chuyên ngành cơ khí để chế tạo ra chiếc xe lăn chạy điện tối ưu, thuận tiện cho NKT mà giá thành rẻ hơn nhiều.

Hoàn thành chiếc xe lăn chạy điện đầu tiên, nhưng khi di chuyển xe xuất hiện hiện tượng bị rung lắc. Để khắc phục, anh cải tiến bằng giải pháp đẩy cự ly bánh xe nghiêng ra phía trước, giúp xe lăn điện hoạt động ổn định. Từ sản phẩm chắp vá, anh quyết học thêm về cơ khí, tự thiết kế các bộ phận từ truyền động, khớp nối, khung xe... Bộ phận pin của xe lăn điện được anh đặt hàng của đơn vị uy tín, đảm bảo xe chạy liên tục từ 60 - 70 km.

Tiếng lành đồn xa, xe lăn chạy điện của anh Tích dần có mặt tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, với 500 chiếc xe được bán ra. Năm 2018, sản phẩm đạt giải ba tại cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh. Năm 2019, sản phẩm với tên gọi đầu kéo xe lăn ETIC do anh chế tạo tham dự cuộc thi sáng tạo dành cho NKT SDG Challenge, đạt giải 3 đội xuất sắc. Cùng với giải thưởng này, anh được tổ chức Thriive Hoa Kỳ hỗ trợ vay vốn thực hiện dự án, giúp thành lập Công ty TNHH MTV NKT Hòa Bình. Công ty có quy mô ngày càng mở rộng, nổi tiếng với việc sản xuất, chế tạo xe lăn, đầu kéo xe lăn cung cấp cho NKT cả nước.

Đam mê lao động, sáng tạo, không chùn bước trước mọi khó khăn và nghị lực sống của anh Lê Huy Tích đã, đang truyền cảm hứng cho nhiều NKT khác. Dự Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, anh Tích cho biết đây là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời, bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức để sản phẩm có giá thành hợp lý hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để mọi NKT có thể sở hữu nó.

 

Bùi Minh

Các tin khác


Lê Thị Nhàn - khởi nghiệp từ tình yêu trẻ

(HBĐT) - Sinh năm 1988, Lê Thị Nhàn, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) có nhiều ý tưởng sáng tạo, tính cách mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, trở thành Giám đốc Trung tâm Phát triển tài năng Supperkids Việt Nam ở độ tuổi khá trẻ. Đây là lĩnh vực chuyên về trang bị kỹ năng sống đầu tiên ở TP Hòa Bình.

Thành phố Hòa Bình: Lan tỏa phong trào Người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến 

(HBĐT) - Là 1 trong 7 nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trong những năm qua, phong trào Người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến tại TP Hòa Bình được các cấp ủy Đảng, chính quyền, tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ.  

Tỏa sáng những tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ

(HBĐT) - Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của các đội viên được biểu dương, vinh danh tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020. Bốn đội viên: Nguyễn Khánh Sơn, Nguyễn Thị Diệu Linh, Phan Ngọc Linh và Triệu Phương Trinh là những tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là những "bông hoa nhỏ” ngát hương trong vườn hoa chăm ngoan, học giỏi của thiếu niên, học sinh tỉnh Hòa Bình dâng Bác.

Tôn vinh, tri ân Nhà giáo Việt Nam

(HBĐT) - Trong những ngày của tháng 11, các thầy, cô giáo ở tất cả các trường học trong cả nước đang sôi nổi với nhiều phong trào, hoạt động thi đua dạy tốt để chào mừng ngày "lễ hội” của các thầy cô - những người làm công tác giáo dục. Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ "tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.

Người chiến sỹ Công an “4 cùng”

(HBĐT) - Nhắc đến Thượng tá Bùi Phương Nghị, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trong tổ công tác đặc biệt tại xã Hang Kia (Mai Châu) gọi anh bằng cái tên thân mật: anh Nghị "4 cùng”. Bởi những nỗ lực mà anh và đồng đội ngày đêm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với Nhân dân bản Mông để xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ).

Người đi “lục lọi” những mảnh đời bất hạnh

(HBĐT) - Sống trong căn nhà tuềnh toàng giữa cánh đồng, vào ngày mưa đã khổ, mưa kèm theo rét thì cả gia đình chị Đinh Thị Thùy, xóm Báy, xã Phú Cường (Tân Lạc) chỉ biết co ro chống chịu. Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ, bởi giờ họ đã được che chở bởi "Mái ấm nhân ái”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục