(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 240 nghìn thanh niên, trong đó, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 80%. Xác định rõ vai trò đồng hành cùng thanh niên nói chung, thanh niên DTTS nói riêng trong khởi nghiệp, từ năm 2017, BTV Tỉnh Đoàn, Ban thư ký Ủy ban Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên DTTS của tỉnh.


Với nhiều giải pháp tích cực, phong trào khởi nghiệp trong thanh niên dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực. Ảnh: Anh Đinh Thế Ngữ Tôn, Phó Bí thư Đoàn xã Tân Vinh (Lương Sơn) nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2020.

Theo đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh, những năm qua, các cấp Đoàn, Hội đã tập trung hỗ trợ thanh niên DTTS khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực, với những việc làm cụ thể như: Hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên; hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng dự án... Với cách làm này đã tạo nên kết quả đáng ghi nhận. Thường niên, Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi ý tưởngkhởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên Hòa Bình, thu hút mỗi năm trên 30 dự án tham gia, trong đó có 70 - 80% dự án, ý tưởng của thanh niên DTTS. Từ năm 2019, Tỉnh Đoàn phối hợp với Tổ chức AEA thực hiện bước đầu của vườn ươm doanh nhân DTTS, đã có trên 20 dự án của thanh niên DTTS tham gia, có 13 dự án được lựa chọn đồng hành hỗ trợ...

Bên cạnh đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian qua, các cấp Đoàn, Hội trong tỉnh tích cực chỉ đạo, định hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng gắn với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương; đồng thời giải quyết nhu cầu, lợi ích thiết thực của ĐV-TN, đặc biệt là về nghề nghiệp, việc làm.

Với những giải pháp trên, cùng việc năm 2018, Đề án thanh niên Hòa Bình khởi nghiệp ban hành, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay trong tham gia phát triển kinh tế của ĐV-TN DTTS. Thông qua các mô hình: CLB thanh niên làm kinh tế giỏi, tổ hợp tác, HTX thanh niên, trang trại thanh niên... đã tạo nên địa chỉ tin cậy để thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, giúp nhau về vốn, vật tư... và là kênh hiệu quả để chia sẻ, tiếp nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tiêu biểu như CLB thanh niên khởi nghiệp tỉnh, thành viên là các chủ dự án đã tham dự cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của tỉnh, trong đó có đến 2/3 là thanh niên DTTS; CLB thanh niên làm kinh tế giỏi tỉnh, gồm tập hợp các thanh niên điển hình đã được nhận giải thưởng Lương Định Của trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp...

Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Toàn tỉnh hiện có trên 680 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, trong đó, gần 400 mô hình thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn ĐV-TN. Nhiều mô hình có lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm; giải quyết nhiều việc làm cho thanh niên. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ là thanh niên các DTTS, mặc dù còn khó khăn, nhưng bằng ý chí, nghị lực đã vượt lên để làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận, một bộ phận thanh niên DTTS vẫn còn khó khăn trong tiếp cận môi trường, hình thành và sàng lọc ý tưởng, định hướng kinh doanh; thiếu kỹ năng quản lý, lập kế hoạch kinh doanh, marketing và bán hàng... "Để giải quyết những vấn đề nói trên, qua đó thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, thời gian tới, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án thanh niên Hòa Bình khởi nghiệp, giai đoạn 2018 - 2022; tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu biên soạn tài liệu tư vấn khởi nghiệp và xây dựng một số mô hình khởi nghiệp cho thanh niên tỉnh Hòa Bình hiện nay”; đẩy mạnh kết nối các kênh tư vấn, hỗ trợ đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp; tham mưu xây dựng quỹ khởi nghiệp trong thanh niên...” - đồng chí Bùi Quốc Hoàn cho biết thêm.


Hải Yến


Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục