(HBĐT) - Về xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe (Mai Châu), hỏi chị Nguyễn Thị Thơm, chủ cửa hàng điện thoại - điện máy - điện gia dụng Tuấn Thơm không ai không biết. Từ Nam Định lên vùng đất Xăm Khòe khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, vượt qua bao gian khó, vất vả, gia đình chị đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương thứ hai của mình và trở thành tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi tiêu biểu của Hội LHPN xã Xăm Khòe.
Ngoài việc kinh doanh cửa hàng, chị Nguyễn Thị Thơm, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe (Mai Châu) còn trồng thêm các loại cây trái để tăng thu nhập.
Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Thơm là người phụ nữ nhỏ nhắn, năng động và dễ mến. Đưa chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi lợn, gà, chim bồ câu và vườn cây ăn trái của gia đình, chị bộc bạch: Vợ chồng tôi cưới nhau năm 2006 với hai bàn tay trắng, khi ấy khó khăn lắm, gia đình hai bên cũng không mấy khá giả nên hai vợ chồng bảo nhau vay vốn ngân hàng để làm ăn buôn bán. Ban đầu, chúng tôi chỉ mở cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng 100 m2 kinh doanh dụng cụ lao động và thiết bị điện nước phục vụ cho bà con ở Xăm Khòe và các xã lân cận. Ngoài ra còn chăn nuôi nhỏ, lẻ chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình. Lâu dần, cửa hàng làm ăn phát đạt, hai vợ chồng mạnh dạn mở rộng kinh doanh thêm đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng và xe máy, xe đạp điện. Đến nay, cửa hàng có 2 nhân viên chính thức, những lúc cao điểm như lễ, Tết phải thuê thêm 7 nhân công phụ giúp việc ở cửa hàng và làm vườn. Vừa làm, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ những mô hình đã thành công của nhiều chị em khác.
Không phụ công cố gắng của gia đình, mảnh vườn với diện tích khoảng 5.000 m2 được chị Thắm cùng chồng trồng trên 350 cây mít Thái, 50 cây bưởi da xanh và 50 cây na Thái năm nay cho thu quả. Ngoài ra, diện tích trồng tre, nứa đã được gia đình chị cải tạo để trồng thêm khoảng 200 cây dứa, xen vào đó một số cây chuối rừng để làm thức ăn cho lợn, gà. Đầu năm 2020, chuồng trại được mở rộng để nuôi thêm 2 con lợn nái và đàn 20 con lợn thịt cùng hơn 100 con gà và 30 con vịt thả vườn. Xen canh những chỗ đất trống dưới tán cây mít Thái, hơn 100 bao tải đựng đầy đất đã được chuẩn bị sẵn để trồng thêm giống gừng lai to.
Trong ngôi nhà 3 tầng khang trang, kiên cố giữa trung tâm xã, chị Thắm chia sẻ thêm: Cho đến nay, chỉ tính riêng thu nhập của bản thân tôi được khoảng 170 triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho 2 nhân viên điện máy chính thức, thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Nhân viên thời vụ cũng có thu nhập khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, gia đình tôi dự định sẽ mở rộng thêm chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn, gà sạch phục vụ cho không chỉ bà con trong xã mà còn xuất bán ra các xã khác và huyện khác.
Chị Vi Thị Thiểm, Chủ tịch hội LHPN xã Xăm Khòe cho biết: Trong cuộc sống cũng như kinh doanh, chị Thắm là người hòa đồng, vui vẻ, được mọi người tin yêu, quý mến. Hai vợ chồng không ngần ngại chia sẻ bí quyết làm ăn cho những gia đình xung quanh. Ngoài ra, còn là người rất nhiệt tình với những phong trào của Hội LHPN xã phát động như "5 không, 3 sạch”, "nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. Hai con của chị Thắm cũng chăm ngoan, học giỏi, lễ phép. Chị là một tấm gương sáng về người phụ nữ giỏi việc kinh doanh, đảm việc gia đình là tấm gương cho các chị em học tập.
Khánh Linh
(HBĐT) - Qua giới thiệu của Trung tá Nguyễn Quang Thiệp, Trưởng Công an phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), chúng tôi có dịp tiếp xúc với nữ Thượng uý Đỗ Minh Ngọc, Cảnh sát khu vực Công an phường Phương Lâm. Ấn tượng đầu tiên là tính cách thân thiện, gần gũi, cởi mở. Chị dẫn dắt chúng tôi về những câu chuyện đời, chuyện nghề đầy khó khăn, vất vả của nữ cảnh sát khu vực.
(HBĐT) - Thạc sĩ Đoàn Mạnh Nam, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực ngoại - chống đau, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh là người có phần trầm tính nhưng luôn năng nổ, xông xáo trong công việc chuyên môn. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, anh luôn là người xung phong trên tuyến đầu chống dịch.
(HBĐT) - Đang làm nhân viên của Viettel với mức lương khá, chàng trai Giàng A Dê ở La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) nghỉ việc về quê, vay tiền lên núi làm homestay với giấc mơ "ngắm trời”. Anh trở thành điển hình dám nghĩ, dám làm của thanh niên lập nghiệp tại quê hương ở tỉnh Yên Bái.
Ngày 2-3, tại Lễ phát động Tháng Thanh niên năm 2021 diễn ra tại TP Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam Phạm Thị Thanh đã trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tặng anh Trần Văn Tròn (SN 2001, trú phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), vì đã có hành động đẹp, dũng cảm quên mình cứu người bị đuối nước
Ngày 1-3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã gửi thư khen hành động dũng cảm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh, thường trú tại thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (Hà Nội) khi kịp thời cứu tính mạng cháu Nguyễn Phương H. (sinh năm 2018) rơi từ tầng 12A chung cư.
(HBĐT) - 38 tuổi, đang làm chuyên viên tư vấn của một dự án phi chính phủ với mức lương nhiều người mơ ước, anh Nguyễn Quang Tính bỗng bỏ việc lên rừng lập nghiệp. Anh không chọn lập nghiệp nơi đất đai bằng phẳng, đường sá đi lại thuận tiện, mà lên ở nơi nhiều người dân địa phương cũng "ngán” mỗi khi nhắc đến.