(HBĐT) - Bảo Hiệu là xã vùng 135 của huyện Yên Thủy. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng trên mảnh đất nghèo này có một người thanh niên dám nghĩ, dám làm, vượt lên hoàn cảnh để phát triển kinh tế gia đình.
Anh Bùi Văn Quyển, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) làm việc tại xưởng nhôm kính.
Sinh năm 1990 tại xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu, năm 2008, sau khi học xong THPT, anh Bùi Văn Quyển quyết chí đi làm ăn xa để tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng về quê khởi nghiệp. Anh làm đủ các nghề như phụ hồ, thợ sơn, làm quán ăn. Rồi cơ duyên đến, năm 2011, anh chuyển sang làm nhôm kính. Anh Quyển chia sẻ: "Lúc đi làm thuê thấy công việc vất vả quá, có một người anh nói với tôi rằng, thử đi làm nhôm kính với anh xem có làm được không? Và tôi bắt đầu theo anh ấy, khi làm thấy công việc không quá khó, càng làm càng ham và gắn bó với nghề”.
Sau 4 năm làm thuê, tích lũy kinh nghiệm, năm 2015, anh Bùi Văn Quyển tách ra về quê hương lập nghiệp, mở xưởng. Ban đầu cũng rất khó khăn vì vốn chưa nhiều nên anh phải tự làm tất cả, từ đi nhận việc, làm thợ, làm chủ. Làm ngày không xong, anh mày mò làm đêm, quyết tâm xong công việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Dần dần với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm và các mối quen biết, xưởng nhôm kính của anh được nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng. Anh được coi là tấm gương sáng để đoàn viên thanh niên xã Bảo Hiệu học tập, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
Đồng chí Bùi Ngọc Hoàng, Phó Bí thư Đoàn xã Bảo Hiệu cho biết: "Anh Bùi Văn Quyển xuất thân từ gia đình thuần nông, rất khó khăn, nhưng với nghị lực của bản thân anh đã tự vượt lên. Sau khi đi làm nhiều nghề, anh bén duyên với nghề nhôm kính. Với sự nhanh nhạy, cần cù, chịu khó học hỏi, đến nay, anh đã mở được một xưởng nhôm kính để phát triển kinh tế gia đình, phục vụ bà con trong và ngoài xã, đồng thời xưởng của anh còn tạo việc làm cho một số đoàn viên thanh niên trong xóm, xã”.
Đến nay, xưởng của anh Quyển đã được mở rộng, đầu tư máy móc hiện đại, tạo việc làm thường xuyên cho 3 công nhân là đoàn viên thanh niên trong xã, với mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/người/tháng. Theo anh cho biết, mỗi năm trừ các chi phí, xưởng thu lãi khoảng 400 - 500 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập ổn định, anh đã mua làm được ngôi nhà khang trang. Năm 2022, anh được UBND xã Bảo Hiệu khen thưởng là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi. Anh Quyển chia sẻ về dự định cho tương lai: Trong thời gian tới, tôi dự định mở rộng xưởng, đồng thời mở thêm một xưởng mới ở khu vực hồ Cánh Tạng đang xây dựng để thu hút, tạo thêm nhiều việc làm cho đoàn viên thanh niên”.
Năng động, nhạy bén với thị trường và dám nghĩ, dám làm, tin rằng mô hình phát triển kinh tế của anh Bùi Văn Quyển sẽ phát triển mạnh hơn nữa, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Xuân Thiên
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)
(HBĐT) - Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Thủy, vai trò của phụ nữ tham gia lực lượng vũ trang địa phương ngày càng được phát huy. Đã có nhiều nữ chiến sỹ dân quân nêu gương tự học, tự rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc chuyên môn, vừa đảm đang vai trò phụ nữ trong gia đình. Tiêu biểu trong số đó là đồng chí Bùi Thị Thêm, nữ dân quân xã Lạc Lương.
(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.
(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.
(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.