Từng là học sinh ở xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) xuống thị trấn Mãn Đức trọ học Trường THPT Tân Lạc, cô học trò Đinh Thị Chúc (ảnh) tự tin thi vào Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Sau khi tốt nghiệp, cô Chúc trở về Trường THPT Tân Lạc công tác từ năm 2010, mái trường có đông học sinh là người dân tộc thiểu số. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cô đã gặt hái thành công khi học sinh lớp cô giảng dạy môn Địa lý đạt kết quả nổi bật.


Cô giáo Đinh Thị Chúc

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tại Trường THPT Tân Lạc, bên cạnh niềm vui về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh thủ khoa, các giáo viên đều vui mừng với kết quả điểm thi môn Địa lý của học sinh trong trường. Thống kê điểm số, cô giáo dạy môn Địa lý Đinh Thị Chúc đã "bội thu" với 5 điểm 10. Riêng lớp 12A2 với 37 học sinh cô trực tiếp giảng dạy có điểm ấn tượng: 4 học sinh đạt 10 điểm, 7 học sinh đạt 9,75 điểm, 5 học sinh đạt 9,5 điểm, 12 học sinh đạt 9,25 điểm, 3 học sinh đạt 9 điểm. Điểm trung bình môn Địa lý của học sinh trong lớp đạt 9,24 điểm. Trong công tác ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp tỉnh năm học 2023 - 2024, Trường THPT Tân Lạc đã đoạt 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba.

Cô Đinh Thị Chúc cũng luôn dẫn đầu trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án sáng tạo khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp đạt giải cao cấp tỉnh. Cô được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh đã đoạt giải nhất, nhì, ba; hướng dẫn học sinh dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đoạt 1 giải nhì, 2 giải ba; hướng dẫn học sinh thi khởi nghiệp đoạt 1 giải khuyến khích... 

Trong công tác ôn thi tốt nghiệp THPT, năm học 2021 - 2022, trường có 1 học sinh đạt điểm 10 môn Địa lý, thủ khoa khối C00 của tỉnh; năm học 2022 - 2023 có 1 học sinh thủ khoa khối C00 tỉnh và điểm cao thứ 3 toàn quốc; năm học 2023 - 2024 có 5 học sinh đạt điểm 10 môn Địa lý, 1 học sinh thủ khoa khối C00 của tỉnh.

Không chỉ giỏi chuyên môn, cô Chúc còn tận tình với học sinh và chuẩn mực trong các mối quan hệ. Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lạc Nguyễn Thu Hiền đánh giá: Cô Chúc là đảng viên, giáo viên nhiệt huyết và "ngọn lửa" đam mê nghề nghiệp luôn rực cháy. Trong công tác giảng dạy, cô luôn tận tụy và đổi mới sáng tạo. Giờ cô dạy môn Địa lý sinh động, dễ hiểu với các phương pháp dạy học hiện đại. Cô đã có những quan tâm thiết thực với học sinh như mua máy tính cầm tay, dép... cho học trò nghèo. Cô được đồng nghiệp và học sinh quý trọng, phụ huynh tin yêu.

Trong 15 năm công tác, cô Đinh Thị Chúc luôn thắp sáng lửa nghề, cùng nhà trường thực hiện nhiều ý tưởng giáo dục ý nghĩa đối với học sinh. Cô là tấm gương sáng trong nghề, nhân tố nổi bật của nhà trường.


Hồng Trung

Các tin khác


Gương sáng học tập lý luận chính trị

Đã gần 65 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Nữ ở xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị (LLCT). Bà là tấm gương điển hình về người cao tuổi tâm huyết trong học tập LLCT, nhiệt tình tham gia các hoạt động tại địa phương.

Cán bộ Mặt trận cơ sở nhiệt tình, trách nhiệm

Bằng tâm huyết, trách nhiệm với nhân dân, những năm qua, chị Bùi Thị Hương, Trưởng Ban Công tác mặt trận (CTMT) xóm Um, xã Thạch Yên (Cao Phong) luôn làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp nhân dân và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.

Huyện Yên Thuỷ phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến

Thời gian qua, huyện Yên Thủy chú trọng công tác tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua; tuyên truyền gương "người tốt, việc tốt”; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng và triển khai học tập các mô hình, điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay, hiệu quả để lan tỏa trong cộng đồng và toàn xã hội. Từ đó tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Nữ sinh dân tộc Mường đạt 3 điểm 10 - bán hàng phụ mẹ, nuôi ước mơ nghề giáo

Tuy hoàn cảnh khó khăn, từ nhà đến trường phải đi nhờ xe của bạn, em không đi học thêm mà chỉ được thầy cô ôn tập tại trường nhưng cô học trò Đinh Thị Xuyến, dân tộc Mường, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Mường Bi (Tân Lạc) vẫn xuất sắc đạt 3 điểm 10 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thành phố Hoà Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc

"Không chỉ tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân, người có uy tín (NCUT) xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) còn là những tấm gương sáng tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, được nhân dân tin yêu”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình khi đưa chúng tôi đi thăm NCUT trên địa bàn xã.

Người tạo việc làm cho phụ nữ lúc nông nhàn

Giải quyết việc làm tại chỗ cho phụ nữ nông thôn là nhiệm vụ quan trọng được Hội LHPN xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) quan tâm triển khai. Chị Bùi Thị Tiền, sinh năm 1980, dân tộc Mường, hội viên chi hội phụ nữ xóm Sấu, xã Lạc Thịnh là hội viên tiêu biểu, người mạnh dạn tìm kiếm, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều chị em lúc nông nhàn để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục