Anh Bùi Văn Năng (ảnh trái) - giải thưởng Lương Đình Của năm 2010, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình cho cán bộ đoàn xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi.

Anh Bùi Văn Năng (ảnh trái) - giải thưởng Lương Đình Của năm 2010, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình cho cán bộ đoàn xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi.

(HBĐT) - Tháng 12/2010, cùng với 100 thanh niên trong toàn quốc, trong đó có 19 thanh niên người dân tộc thiểu số, anh Bùi Văn Năng, xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được T.Ư Đoàn trao tặng giải thường Lương Đình Của dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” lần thứ V.

 

Cầm trên tay cúp giải thưởng Lương Đình Của cùng tấm ảnh chụp tại Hà Nội, anh Bùi Văn Năng (32 tuổi) vẫn không quên giây phút hạnh phúc đó. Nhìn ra cánh đồng mía tím đã được thương lái mua trọn gói, anh đã có những phút trải lòng. Lớn lên, đến tuổi thanh niên, thấy gia cảnh còn có nhiều khó khăn. Bố mẹ cả đời gắn bó với sắn, khoai, chăm chỉ làm ăn mà chẳng khá được. Chính điều đó đã khiến anh suy nghĩ rất nhiều: làm gì, trồng cây con gì để phát triển kinh tế. Lúc đó, phong trào trồng mía tím, mía trắng nở rộ ở Đồng Ngoài. Điều đầu tiên anh bàn với bố mẹ là phải có thêm đất trồng, mở rộng diện tích; vay vốn ngân hàng để đầu tư, thâm canh nhằm đạt được kết quả cao nhất. Từ 1.000 - 2.000m2 ban đầu, rồi nâng dần đến 4.000 - 5.000 m2, đến 2 năm 2009-2010, gia đình anh đã mở rộng diện tích lên 1,5 ha mía tím, mía trắng. Để cây mía ngọt, mềm, cây to, thẳng, đẹp mã, anh đã kiên trì tích cóp kiến thức, dày công học hỏi nhiều người, nhiều nơi trong vòng 15 năm. Khi có nhiều diện tích phải sử dụng nhân công lao động trong vùng (có lúc đông nhất lên đến 10 người, lúc ít có 2 người), anh vẫn luôn hướng dẫn họ cùng tuân thủ theo. Bản thân anh đã thấy mình “lành nghề” trong canh tác mía. Sau nhiều năm “bén duyên” với mía, năm 2010 là năm thành công nhất của gia đình anh khi cánh đồng mía cho tổng thu gần 300 triệu đồng (chưa kể chi phí hết 80 triệu đồng).

 

Có bố mẹ động viên, hỗ trợ, vợ chăm lo việc nhà, anh đã đầu tư thêm mở rộng sản xuất, hoàn thiện mô hình vườn - ao - chuồng. Vài năm gần đây, gia đình còn nuôi 300 con gà ri trong vườn, trồng 7 ha keo, thả cá (mỗi năm thu 15 triệu đồng tiền cá), trồng 320 cây nhãn…Chính nguồn thu được cho là “lẻ tẻ” đó đã tạo, đỡ cho anh những lúc khát vốn, cần vốn…

 

Được biết, chăm lo làm ăn cho gia đình mình nhưng anh tích cực tham gia các hoạt động của chi đoàn thanh niên, chi hội nông dân… Nhiều người dân trong và ngoài xóm đến với anh để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình vẫn được anh chia sẻ. Điều đặc biệt nữa là anh đang là cầu nối cho nhiều hộ trồng mía ở Đồng Ngoài với các thương lái để cây mía được bán, mua thuận lợi hơn… Năm 2001, anh cũng đã được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

                                                                                 

 

                                                                                           Bùi Huy

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục