CCB Nguyễn Văn Trường xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu quy trình sản xuất gạch bêtông tại cơ sở sản xuất của mình.

CCB Nguyễn Văn Trường xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu quy trình sản xuất gạch bêtông tại cơ sở sản xuất của mình.

(HBĐT) - Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, CCB Nguyễn Văn Trường, chi hội hội CCB xóm Cao Đường, xã Cao Dương (Lương Sơn) cho biết: để có được cơ ngơi như ngày hôm nay là sự nỗ lực của cả gia đình từ nhiều năm qua.

 

Quê ở Vĩnh Phúc, năm 1975, tôi lên đường làm nghĩa vụ. Sau 6 năm phục vụ trong quân ngũ, năm 1981, tôi phục viên và xây dựng gia đình, mặc dù rất yêu mến mảnh đất Vĩnh Phúc giàu truyền thống nhưng tôi quyết định cùng vợ ở lại xã Cao Dương để lập nghiệp với tâm huyết, tinh thần của người lính mong muốn tiếp tục đóng góp công sức xây dựng vùng đất đã một thời trong quân ngũ. Những ngày đầu phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn. 

 

Năm 1992, cùng với việc tham gia làm công tác quản lý điện tại HTX điện năng xã Cao Dương, ông Trường đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức về KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình. Nhờ có thời gian trong quân đội được đi qua nhiều nơi, được học hỏi nhiều điều, nên ngay năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã cho những kết quả rõ rệt, giúp gia đình từng bước cải thiện cuộc sống.

 

Giữa những năm 90, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nhân dân XĐ -GN, khuyến khích làm giàu chính đáng, Hội CCB phát động phong trào thi đua CCB quyết không chịu đói nghèo, ông bàn với gia đình chuyển sang ngành nghề SX -KD mới. Qua học tập kinh nghiệm một người bạn, ông tiếp tục chuyển sang nghề sản xuất gạch bê tông. Với vốn nghề cơ khí tự học giúp ông có ý tưởng sản xuất máy ép gạch ngay tại khu vườn nhà. Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng No &PTNT huyện và những đồng đội trong chi hội CCB xóm Cao Đường đã giúp đỡ về các thủ tục thành lập cơ sở sản xuất gạch bê tông, được cấp uỷ, chính quyền giúp đỡ tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nguồn điện... nên cơ sở sản xuất gạch đã nhanh chóng được đi vào hoạt động. Với mức đầu tư ban đầu gần 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc và mua nguyên liệu sản xuất. Đầu năm 2007, cơ sở sản xuất gạch đã bắt đầu cho ra những sản phẩm đầu tiên. Trong tháng đầu sản xuất, với công suất từ 2.700 - 3000 viên /ngày, sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Do gạch bê tông của cơ sở làm ra đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nên nhiều người ở các địa phương khác tham quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn, việc sản xuất ngày càng ổn định. Năm đầu tiên, trừ chi phí gia đình thu lãi từ 60-70 triệu đồng. Sau 3 năm sản xuất gạch bê tông, tiết kiệm được số vốn kha khá, năm 2010, gia đình đã quyết định dùng số tiền tiết kiện đầu tư mua ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và giao sản phẩm đến tận nơi cho nhân dân trong vùng. Hiện, cơ sở đang sản xuất 2 loại gạch cùng kích cỡ nhưng cường độ chịu lực khác nhau, giá bán ra 1.600 đồng và 2.000 đồng /viên. Cơ sở của gia đình đã tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động là CCB và con em CCB trong xóm với mức thu nhập bình quân từ 1.500.000 - 1800.000 đồng /người/tháng.

 

 

                                                                                         Hoàng Huy

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục