CCB Đỗ Mạnh Hùng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

CCB Đỗ Mạnh Hùng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

(HBĐT) - Người dân ở thị trấn Kỳ Sơn ai cũng biết đến ông, một CCB, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi và cũng là một tấm gương về ý chí, lòng quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương của mình. Đó là CCB Đỗ Mạnh Hùng ở tiểu khu I, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

 

Tháng 3/1975, ông lên đường nhập ngũ và đóng quân ở đơn vị huấn luyện tiểu đoàn 885, đại đội 1, Ninh Bình. Sau gần 8 năm ở quân ngũ, ông phục viên trở về quê hương rồi ông lập gia đình khi trong tay 2 vợ chồng chỉ là 2 bàn tay trắng với biết bao nỗi lo toan cho cuộc sống thường ngày. Với bản tính của người lính Cụ Hồ và quyết tâm không để cái đói cứ bám mãi, CCB Đỗ Mạnh Hùng tìm hiểu công nghệ làm gạch nung từ nhiều nơi. Năm 1990, gia đình ông vay ngân hàng 20 triệu đồng và đi vay mượn anh, em bạn  bè thêm được một ít, ban đầu ông mở được 2 lò gạch, tạo việc làm cho một số thanh niên ở thị trấn. Dần dần kinh tế gia đình ông cũng tạm ổn, qua thời gian tích góp vốn và học hỏi kinh  nghiệm, năm 1995, ông tiếp tục mở thêm 2 lò gạch. Nghề làm gạch của ông kéo dài đến năm 2008, ông chuyển lại lò gạch cho em trai mình tiếp tục quản lý và sản xuất. Năm 2006, với số vốn dành dụm được ông thuê máy đào ao nuôi ba ba, kết hợp mô hình chăn nuôi chuồng trại. Ban đầu ông nuôi ba ba trơn với gần 1.000 con giống nhưng do chưa có kinh nghiệm, chưa kết hợp các ứng dụng KH-KT vào chăn nuôi nên năm đó ông đã gần như mất trắng gần 60 triệu đồng.  Không nản chí, năm 2007, ông đi Sơn La, Yên Bái để tìm hiểu về giống ba ba phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. Qua đó, ông phát hiện giống baba gai có những khả năng chịu đựng tốt và có thể kháng bệnh và mua về nuôi. Trong năm đó, ông đã thành công và tiếp tục nhân giống ba ba gai bán cho người dân ở huyện, các tỉnh, thành lân cận. Cũng trong năm 2007, nhờ nuôi giống ba ba gai thành công, ông mở rộng diện tích nuôi trồng từ 600 m2 lên thành 2.000 m2. Cùng với nuôi ba ba ông tiếp tục tìm hiểu nghề nuôi nhím, qua bạn bè và giới thiệu ông đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Sơn La và phát hiện ra mô hình nuôi nhím ở vườn nuôi động vật quý hiếm ở Ba Vì có thể nuôi trong môi trường sạch, thức ăn rau, củ, quả. Ông đã tìm mua 10 đôi nhím giống với giá trị 10 triệu đồng/đôi. Sau 1 năm, ông mua thêm 50 đôi, đến năm 2009, đàn nhím của ông đã cho kết quả cao. Hiện tại gia đình có gần 90 con nhím cái và 50 con nhím đực. Năm 2010 vừa qua, tổng thu nhập của gia đình ông từ việc nuôi ba ba bán, ba ba giống và nhím là được gần 1,5 tỷ đồng. Trong năm nay, thu nhập của gia đình ông có thể thấp đi một nửa do nhím mất giá trên thị trường.


Từ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình CCB Đỗ Mạnh Hùng thoát khỏi đói nghèo và có cuộc sống ngày càng khấm khá, có vốn tái đầu tư sản xuất, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt trong nhà và có điều  kiện nuôi dạy các con ăn học. Với mô hình trang trại tổng hợp, ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hay trong nuôi trồng, sẵn sàng giúp đỡ con giống để bà con trong thị trấn, các xã lân cận và nhất là anh em CCB và đồng đội cùng có thu nhập, vươn lên xoá đói giảm nghèo.

 

 

                                                                               Lưu Kỳ

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục