Bác sĩ Bùi Thị Quyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai tại Trạm y tế xã Lũng Vân.

Bác sĩ Bùi Thị Quyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai tại Trạm y tế xã Lũng Vân.

(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với bác sỹ Bùi Thị Quyên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc). Một người luôn thương yêu, tận tình chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình.

 

Năm 1988, tốt nghiệp trường trung cấp Y tế Hòa Bình với tấm bằng loại giỏi, chị Quyên quyết định trở về công tác tại quê hương và nhận vai trò Trạm trưởng TYT xã Lũng Vân. Ngày mới về, Trạm chỉ 4 cán bộ, không có nhà trạm riêng, trang thiết bị lạc hậu. Vì vậy, chị luôn trăn trở làm thế nào có được những điều kiện tối thiểu nhất để phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Nghĩ là làm. Chị kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể và người dân. Hiện nay, trạm có 8 cán bộ; cơ sở hạ tầng khang trang, và đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu. 

 

Từ năm 1991-2002, chị tiếp tục đi học chuyên tu tại Học viện Quân y để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đến nay, sau 26 năm gắn bó với người bệnh trên địa bàn xã Lũng Vân, chị không nhớ nổi mình đã khám và cứu chữa cho bao nhiêu người bệnh nhưng chị nhớ mãi một đêm mùa đông năm 2004, chị đang trực tại Trạm y tế thì có một sản phụ đến cấp cứu. Qua thăm khám, chị thấy tình trạng bệnh nhân không thể sinh tại trạm, cần chuyển đến tuyến trên để phẫu thuật. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân quá khó khăn nên đã không muốn chuyển lên Bệnh viện đa khoa huyện. Bên cạnh đó, do đường đèo dốc nguy hiểm lại vào thời điểm ban đêm nên xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa huyện không thể lên được tận Trạm, chị đã bàn với các cán bộ trong Trạm đóng góp ít tiền, rồi chính chị đã dùng xe máy đưa bệnh nhân xuống Bệnh viện Đa khoa huyện trong đêm. Không quản đường đèo, dốc quanh co, trời lạnh sương mù, bằng sự quyết tâm, chị đã cứu sống mẹ con sản phụ đó.

 

Không chỉ chăm sóc bệnh nhân tại Trạm mà chị còn xuống từng hộ gia đình khám bệnh, băng bó vết thương, phát thuốc miễn phí nên người dân nơi đây đều tin yêu, quý mến. Đặc biệt, chị thường xuyên xuống từng thôn xóm, hộ gia đình tuyên truyền, vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh; chú trọng tới công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (do vậy nhiều năm liền trên địa bàn xã không có dịch bệnh nào xảy ra); công tác  sinh đẻ có kế hoạch, chăm lo sức khỏe bà mẹ và trẻ em...  nên địa bàn luôn được đảm bảo.

 

Chị tâm sự: Những năm về trước, một số bệnh nhân cao tuổi, hoàn cảnh neo đơn đến khám và điều trị tại Trạm không có ai chăm sóc, chị đã kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, ban, ngành và của chính những cán bộ Trạm để có tiền mua thêm đường sữa, thức ăn cải thiện bữa ăn cho các cụ, chăm sóc tốt để các cụ sớm khỏi bệnh.

 

Song song với chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, bác sĩ Bùi Thị Quyên còn luôn quan tâm tới củng cố mạng lưới y tế cơ sở, chị trực tiếp chỉ đạo nhân viên làm tốt công việc của mình và 12 điều, y đức của người thầy thuốc. Hiện nay, 100% thôn, xóm có y tế thôn bản. Với trách nhiệm là một trạm Trưởng Trạm y tế xã,  chị luôn xác định phải  nâng cao y - đức của người thầy thuốc, tinh thần trách nhiệm, chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, chị còn là một người vợ, người mẹ đảm đang chăm lo cho gia đình. Đây cũng là nguồn động lực giúp chị hết lòng chăm sóc người bệnh tại xã.

 

 

 

                                                                               Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục