Già Đặng Tiến Bình, người cao tuổi có uy tín ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) luôn đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở.

Già Đặng Tiến Bình, người cao tuổi có uy tín ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) luôn đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở.

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp già Đặng Tiến Bình, 68 tuổi, người dân tộc Dao xóm Phủ, xã Toàn Sơn trong chuyến công tác tại huyện vùng cao Đà Bắc. Già Bình có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và cởi mở, dễ gần, vì lẽ đó mà già dễ dàng tiếp xúc, thuyết phục người dân địa phương chấp hành các chủ trương, chính sách. Theo kinh nghiệm của già, để là người có uy tín được người dân thừa nhận phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

 

Xóm Phủ có 83 hộ, 327 khẩu, 100% là người dân tộc Dao sinh sống. Là xóm vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song người dân nơi đây bản tính thật thà, chất phác, đoàn kết, thương yêu nhau. Già Đặng Tiến Bình nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân xã Toàn Sơn, sau khi nghỉ hưu, già được nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng xóm Phủ. Mặc dù tuổi cao, song già Bình vẫn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, loại bỏ các hủ tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đời sống cộng đồng người Dao. Trước đây, gia đình nào có việc cưới, việc tang đều tổ chức linh đình cả tuần, mổ trâu, bò, lợn, gà mời cả bản, cả dòng họ. Gia đình chú rể phải có cả vài trăm lít rượu mới lấy được vợ... Nay việc cưới xin, ma chay đã được cải thiện nhiều, người chết không để trong nhà quá 3 ngày, uống rượu phải hạn chế, không được uống say, nếu uống rượu để xảy ra vụ việc, gây mất an ninh trật tự, chủ gia đình phải chịu các hình thức kỷ luật của dòng họ. Già Bình kiên trì thuyết phục mọi người, trước hết là con cháu trong dòng họ, sau đó vận động đến các gia đình khác trong xóm, xã thế rồi dần dần mọi người đều nhận ra và ủng hộ việc làm của ông. Trong các cuộc họp, già đều nhắc nhở con cháu trong gia đình, dòng họ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không mắc các thói hư, tật xấu ngoài xã hội, không nghiện ma túy, cờ bạc, mại dâm... Già Bình cũng lưu ý con cháu ngay cả những việc nhỏ như: đi đường phải đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hai, hàng ba... Già cũng kiến nghị Công an xã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhằm răn đe, giáo dục người khác.

 

Trung tá Đỗ Anh Tuấn, Phó trưởng Công an huyện Đà Bắc nhận xét: Già Đặng Tiến Bình luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của xóm, xã. Đặc biệt, già đã phát huy uy tín, kinh nghiệm trong giáo dục, quản lý con cháu và người dân tộc Dao. Do vậy, trong nhiều năm qua, xã Toàn Sơn không có vụ việc phức tạp về ANTT, không có tai, tệ nạn xã hội, không có người nghiện ma túy. Trên cơ sở việc làm của già Bình, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy và nhân rộng thêm nhiều người có uy tín hơn nữa trong toàn huyện, góp phần giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.

 

 

 

                                                                    Như Hùng

                                                                 (Công an tỉnh)

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục