Khai thác nguồn nước mặt tự nhiên để phát triển nuôi cá thương phẩm, trong 2 năm 2023 - 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hoà Bình phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La triển khai thực hiện mô hình "Nuôi cá lăng nha trong lồng tại hồ chứa thuỷ điện Sơn La - Hoà Bình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm", nhằm khuyến khích mở rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.


Các đại biểu tham quan mô hình nuôi cá lăng nha trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

Mô hình được thực hiện với quy mô 1.000m3 lồng nuôi/2 năm (Hoà Bình 700m3, Sơn La 300m3). Các hộ tham gia có đủ điều kiện và hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình. Mỗi hộ được cấp cá lăng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ cám, thuốc phòng bệnh, Vitamin C, men tiêu hoá. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Các hộ tham gia mô hình được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cá lăng nha nuôi lồng… Trong quá trình thực hiện, cán bộ chỉ đạo mô hình thường xuyên kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Kết quả năm 2023, sau 11 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống trung bình đạt 91,3%; trọng lượng trung bình đạt 1,21kg/con; năng suất đạt 22,1kg/m3 lồng. Năm 2024, sau 11 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống đạt 91,5%; trọng lượng đạt 1,23kg/con; năng suất đạt 22,5kg/m3 lồng.

Ông Nguyễn Xuân Sang, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình chia sẻ: Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn hỗ trợ thực hiện mô hình, sau khi tiếp nhận cá lăng nha giống, được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, gia đình tôi đã chủ động áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, ghi chép đầy đủ sổ nhật ký chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh cho cá. Như các giống cá lăng khác, cá lăng nha thích ứng nhanh và khá phù hợp để phát triển nuôi thương phẩm trên lòng hồ thủy điện.

Ông Tòng Văn Quốc, xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: Tham gia mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cá an toàn ở địa phương giúp mở ra nhiều cơ hội phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho gia đình.

Việc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP là điểm trình diễn cho các hộ nuôi cá lồng địa phương tham quan học tập kinh nghiệm. Các hộ tham gia mô hình sẽ tuyên truyền, tiếp tục tư vấn, hướng dẫn lại quy trình kỹ thuật cho các hộ dân địa phương áp dụng vào nuôi cá lăng nha, nhân rộng mô hình ra cộng đồng, góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm, thu nhập cho các hộ dân vùng lòng hồ.

 

Thanh Hằng

(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Các tin khác


Hiệu quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn

Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị. 

Huyện Lạc Thuỷ dành nguồn lực đầu tư vùng đồng bào dân tộc

Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho xã khó Tiền Phong

Xã Tiền Phong cách trung tâm huyện Đà Bắc 39km. Đây là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện. Xã hiện có 609 hộ, trên 2.500 nhân khẩu tại 7 xóm; dân tộc Mường chiếm 97%, các dân tộc khác chiếm 3% (Kinh, Dao, Tày, Thái). Đến hết năm 2024, xã còn 193 hộ nghèo, chiếm 31,85% và 183 hộ cận nghèo, chiếm 30,02%; thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc 

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. 

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hoà Bình được giao trên 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển trên 20 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp trên 24 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục