(HBĐT) - Khoảng 3 năm trở lại đây, đảo Dừa thuộc địa phận xóm Săng Trạch, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) nức tiếng gần xa. Du khách nườm nượp đổ về không chỉ vào mùa lễ hội mà kéo dài suốt nhiều tháng trong năm. Người chủ đảo còn được du khách gọi với cái tên "vua”đảo Dừa là cha con ông Nguyễn Đình Tuy. Từ năm 2014 đến giờ, mọi công việc trên đảo được ông Tuy giao cho con trai là Nguyễn Đình Hạnh.


"Vua” đảo Dừa Nguyễn Đình Hạnh (bên phải) chia sẻ những dự định mở rộng dịch vụ và tạo thêm cảnh quan cho đảo.

Từ nơi hoang vu, sỏi đá 

Hòn đảo này qua lời kể của anh Hạnh thì mấy chục năm trước, thủa gia đình mới đến đây khai hoang, lập nghiệp là vùng đất hoang sơ. Là một trong những hộ vùng chuyển dân hồ sông Đà, gia đình anh từng bước gây dựng kinh tế bằng hai bàn tay trắng. Những gian nan, vất vả từng nếm trải nhiều không kể siết. Như bao gia đình khác, cha con anh chỉ có trong tay vài nghìn mét đất canh tác được chia để trồng bương, luồng, sắn, cây ăn quả lâu năm kiếm kế sinh nhai.

Cuộc sống cứ thế diễn tiến năm này qua năm khác, nhiều hộ dân trên chòm đảo không còn mặn mà với việc canh tác nương rẫy, diện tích có chỗ bỏ không. Cha con anh tính đến việc mua lại đất của các hộ lân cận để mở rộng diện tích đã có. Khoảng thời gian đó, gia đình anh Hạnh vừa phải tích cực tăng gia sản xuất để duy trì cuộc sống trên đảo, vừa tích cóp, dành dụm, kể cả vay mượn để có thể mua lại diện tích đất rộng khoảng 16 ha như hiện nay.

Trên hòn đảo hiện chỉ còn gia đình anh Hạnh ở. Anh trồng trọng tâm là các loại xoài, vải, nhãn với diện tích gần 5 ha. Cách đây mười mấy năm, anh trồng dừa xung quanh đảo, số lượng tròn 100 cây. Một đảo nhỏ với bốn mùa hoa trái xum xuê, cảnh sắc khoáng đạt, không khí mát lành là điều kiện nghỉ dưỡng tuyệt vời giúp sau này hình thành nên ý tưởng làm du lịch sinh thái của cha con anh Hạnh. Còn cái tên đảo Dừa thì bắt nguồn từ những rặng dừa mà chưa hòn đảo nào trong hệ thống các đảo trên hồ Hòa Bình có. Đây cũng là tên gọi phân biệt đảo Dừa với một vài đảo đã có từ trước đó như đảo Cối xay gió. 

Thành điểm đến hút khách du lịch 

Từ đền chúa Thác Bờ, du khách có quãng thời gian chừng 15 phút di chuyển bằng tàu, thưởng ngoạn cảnh đẹp sơn thủy hữu tình trước khi đến với đảo Dừa. Anh Hạnh cho biết: ý tưởng khởi nghiệp làm du lịch sinh thái xuất phát từ nhu cầu của du khách. Nhiều đoàn ghé qua đây ai cũng tấm tắc, muốn lưu lại lâu hơn. Có đoàn nhờ làm món để thưởng thức tại đảo. Cảnh quan thiên nhiên cùng vườn cây ăn quả xum xuê bóng mát, hoa trái bốn mùa sẵn có làm nên điều thú vị. Phần việc còn lại là cố gắng từng chút một xây dựng thêm về hạ tầng đảm bảo các điều kiện ăn – ngủ - nghỉ khi khách có nhu cầu.

Kể từ năm 2010 đến nay cùng với trang trại cây ăn quả, cha con ông Tuy đã gây dựng cơ sở vật chất từ con số 0 thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng. Quần thể đảo Dừa hồ Hòa Bình giờ có 12 nhà sàn lưu trú, 1 hội trường cho hội nghị, hội thảo, tổ chức tiệc với sức chứa khoảng 350 người. Các điểm vui chơi, giải trí cho du khách đã có và đang tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp như chỗ chơi cho trẻ, sân bóng đá, bóng chuyền, tenis. Từ chỗ 1 tàu, cha con ông Tuy đóng thêm 3 tàu và hiện giờ đã có 6 tàu du lịch chuyên phục vụ nhu cầu khách đến các điểm thăm quan, vãn cảnh trên hồ sông Đà.

Đang trong mùa lễ hội, khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại đảo Dừa rất đông. Đặc biệt vào mỗi dịp cuối tuần, đảo đón vài chục đoàn khách, lượng khách mỗi ngày không dưới 1.000 người, nhu cầu ăn nhiều bữa lên tới 300 mâm. Theo "vua” đảo Dừa Nguyễn Đình Hạnh, khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng ở đảo thường đặt trước để gia đình chuẩn bị. Ngoài các món chính như gà đồi, lợn bản, cá sông Đà, thịt trâu lá nồm, du khách có nhu cầu dùng thêm các món khác đều được gia chủ đáp ứng. Anh liên kết riêng với một hộ gần đó chuyên thu mua các thực phẩm do bà con các dân tộc làm ra, đảm bảo tươi ngon, chăn nuôi theo phương thức dân dã.

Đảo Dừa giờ đã trở thành hòn đảo xinh đẹp có dịch vụ nghỉ dưỡng khá tốt, níu giữ tình cảm yêu mến của du khách thăm quan, vãn cảnh trên tuyến du lịch vùng hồ sông Đà. Vào kỳ nghỉ hè của giới học sinh, sinh viên, đảo cũng đón rất đông các bạn trẻ tới thăm thú, nghỉ lại và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. ông chủ đảo bộc bạch: Tất cả là nhờ cố gắng lao động, từ khó đi lên. Để phục vụ tốt hơn, đáp ứng sự yêu mến của khách thăm quan, nghỉ dưỡng, đảo tiếp tục hoàn thiện hơn về hạ tầng, mở mang thêm dịch vụ, đồ ăn, thức uống và phí nghỉ lại duy trì ở mức bình dân nhất. Gia đình cũng đầu tư thêm cho cảnh quan với việc trồng bổ sung 200 cây dừa, trồng cam kết hợp du lịch sinh thái để khách có thêm trải nghiệm.

Bùi Minh

Các tin khác


Đưa cây trồng mới về làm giàu cho nông dân

(HBĐT) - Tự bỏ tiền túi, chị Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Việt Nam đã mạo hiểm đầu tư cho người dân trồng loại cây mới. Sau những năm tháng lăn lộn, chị đã mang niềm hy vọng xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong tỉnh.

Trở thành triệu phú nhờ nuôi lợn rừng

(HBĐT) - Trong khi giá thịt lợn trên thị trường giảm sâu, đầu ra bấp bênh khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng thì những con lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm (Lương Sơn) vẫn xuất chuồng đều đặn. Chẳng những không rớt giá, mô hình nuôi lợn rừng đem lại cho anh Thuận thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

Chàng thanh niên đưa thỏ ngoại lên núi

(HBĐT) - "Máu” làm kinh tế, cộng với cái duyên đã giúp chàng thanh niên ở "xứ lạnh” Quyết Chiến (Tân Lạc) tìm được hướng khởi nghiệp đầy hứa hẹn. Mô hình nuôi thỏ Newzealand (Niu di - lân) đã và đang đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực.

Người trồng cỏ thu về bạc triệu ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Không phải lúa, ngô hay bất cứ loại cây trồng nào khác, quyết tâm "khởi nghiệp từ nông nghiệp” của anh Lường Văn Sương xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) lại được bắt đầu bằng việc trồng... cỏ. Khi anh Sương lựa chọn con đường này, những người xung quanh đều nghi ngại và lo lắng. Nhưng đến nay, anh đã chứng minh cho họ thấy, khi ta quyết tâm, không gì là không thể. Quyết tâm của anh Lường Văn Sương được hiện thực hóa một cách đầy thuyết phục, giúp anh trở thành gương mặt nhà nông tiêu biểu nhất của tỉnh được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017”.

Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp

(HBĐT) - Những ý tưởng khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo ngày càng nở rộ và phát triển ở tất cả các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, mang lại "luồng gió mới” lan tỏa trên quê hương Hòa Bình. Họ là những tổ chức, cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, vượt qua khó khăn, thách thức với tư duy và cách làm mới, bước đầu tạo được những kết quả khả quan trong sản xuất, kinh doanh dẫu phía trước còn nhiều gian khó.

Khởi nghiệp từ mô hình trồng rau, củ Hàn Quốc trên “đất lạnh”

(HBĐT) - Nhờ biết nắm bắt cơ hội và mạnh dạn đầu tư, anh Bùi Văn Tân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tuân Lộ (Tân Lạc) đã tìm được hướng khởi nghiệp đầy hứa hẹn với sản phẩm rau, củ có nguồn gốc từ Hàn Quốc…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục