(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.
Hồ Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt xây dựng Khu du lịch quốc gia.
Mục tiêu nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát
triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình và các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu
phát triển hồ Hòa Bình trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa Mường và hệ sinh thái
lòng hồ.
Định hướng tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất,
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, hạ tầng xã hội và dịch vụ đồng
bộ cho Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; kết nối Khu du lịch quốc gia hồ Hòa
Bình với các danh lam thắng cảnh, các khu du lịch trong vùng trung du miền núi
Bắc Bộ; khai thác các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc, bản
sắc địa phương đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển du lịch của Khu du lịch
quốc gia hồ Hòa Bình; đồng thời, tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và
phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và triển khai các dự án, quy hoạch
tiếp theo.
Theo đó, nội dung quy hoạch gồm: Phân tích và đánh giá
mối liên hệ vùng; các định hướng và dự án quan trọng của quốc gia; điều kiện tự
nhiên, hiện trạng KT – XH và du lịch; các đặc điểm văn hóa và những yếu tố đặc
thù ảnh hưởng tới Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; đánh giá tình hình triển
khai thực hiện các quy hoạch, các dự án đã có, đang còn hiệu lực; xác định, làm
rõ các định hướng trong quy hoạch ngành có liên quan; định hướng quy hoạch sử
dụng đất toàn khu du lịch, xác định phạm vi, quy mô sử dụng đất trong khu vực
theo từng giai đoạn phát triển, đảm bảo khai thác và sử dụng đất đai hiệu quả;
định hướng phát triển không gian.
Theo Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, Khu du lịch
quốc gia hồ Hòa Bình nằm trên địa bàn TP Hòa Bình (xã Thái Thịnh, các phường:
Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng,
Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Toàn Sơn), Cao Phong (gồm
các xã: Bình Thanh, Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh, Trung
Hòa), Mai Châu (gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan).
Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình sẽ là khu du lịch
quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch
đặc trưng gắn với trải nghiệm văn hóa Mường và hệ sinh thái lòng hồ; là vùng
sinh thái, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia,
liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước,...).
P.V
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ các phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở hồ Hòa Bình tương đối phong phú.
(HBĐT) - Đảo Dừa là điểm dừng chân khó có thể bỏ qua đang thu hút đông đảo du khách đến thăm quan hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình - nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên mây nước, phong cảnh hữu tình với nhiều bản làng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, người dân thân thiện, dễ gần với nhiều điểm du lịch hấp dẫn là lựa chọn khó bỏ qua cho du khách muốn thưởng ngoạn, trải nghiệm, đặc biệt trong những ngày hè này.
(HBĐT) - Bản Bích Trụ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) hội tụ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, phong cảnh thiện nhiên hữu tình. Nơi đây còn lưu giữ bản sắc dân tộc gần như nguyên bản, là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch khi nằm trong khu vực quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Các điểm du lịch homestay trên vùng hồ Hòa Bình ngày càng hấp dẫn du khách bởi phong cảnh hữu tình, bản sắc văn hóa độc đáo, con người thân thiện. Lượng du khách quốc tế đến khám phá, tìm hiểu trải nghiệm phong cảnh văn hóa trên vùng hồ Hòa Bình ngày một nhiều hơn.
(HBĐT) - Cá ngần hay còn gọi là cá tuyết trên lòng hồ sông Đà là loại đặc sản. Cá rất hiếm, chỉ xuất hiện một lần vào khoảng tháng 5 - 6 dương lịch. Vì vậy, loại cá này không nhiều và chỉ có dân sành ăn mới săn tìm.