(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Hồ như một bức tranh thủy mặc, từng ví là Hạ Long của Hòa Bình. Núi tiếp núi hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ. Ven hồ là những hang động kỳ thú, trầm tích ngàn năm. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên, mây nước hữu tình, trên khu vực hồ Hòa Bình có nhiều bản làng còn lưu giữ nét văn hóa đặc của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái là cơ hội để khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng với nhu cầu của du khách gần xa.
Đền Đôi Cô xóm Mơ, xã
Hiền Lương (Đà Bắc) là điểm du lịch tâm linh trên hồ Hòa Bình.
Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc nằm sát hồ, là
nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mường. Nơi đây vẫn giữ được nét đẹp truyền
thống từ lâu đời của những ngôi nhà sàn người Mường. Xóm Ngòi có động Hoa Tiên,
trong động có không gian thoáng và rộng với những nhũ đá kỳ thú, muôn hình vạn
trạng, được Bộ Văn hóa xếp hạng là địa điểm cho những người ham mê thiên nhiên,
thích khám phá. Xóm được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương năm
2017. Huyện Tân Lạc đang khởi động đề án "Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
Mường gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi”, xây dựng sản phẩm du
lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác cảnh quan thiên nhiên nên thơ,
riêng có của xóm Ngòi, phát triển du lịch và phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm
Ngòi trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Nhiều xóm, bản khu vực hồ Hòa
Bình lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc như: Bản Sưng, xã Cao Sơn (người
Dao); xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, xóm Ké, xã Hiền Lương… Cùng với đó, trên hồ có
nhiều điểm du lịch, sản phẩm du lịch được khai thác bằng các giá trị văn hóa
dân tộc gắn liền với hoạt động tâm linh, sinh hoạt, sản xuất như đền Chúa Thác
Bờ, động Hoa Tiên, nhà sàn cối xay gió, đảo Dừa, đảo Xanh… có sức hút đối với
khách du lịch trong và ngoài nước.
Tỉnh ta đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương thực hiện quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt với sản phẩm đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa
Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Trong đó xây dựng và phát triển các sản
phẩm du lịch tâm linh đền Thác Bờ, huyện Cao Phong và Đà Bắc; đền Đôi Cô, xã
Hiền Lương, huyện Đà Bắc; xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
chất lượng cao tại đảo Sung, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc; khu vực vịnh Ngòi
Hoa, hồ Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí
chất lượng cao tại khu vực vịnh Ngòi Hoa; sản phẩm du lịch cộng đồng tại các
xóm Ngòi (Ngòi Hoa), xóm Trụ (Thái Thịnh); xóm Ké (Hiền Lương), xóm Đá Bia
(Tiền Phong). ưu tiên phát triển các sản phảm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du
lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc; phát triển loại hình lưu trú homestay tại
các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại vùng khu
Ngòi Hoa, đảo Sung; phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực của dân tộc Mường
và các dân tộc thiểu số trong vùng; xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa
du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…
Lê Chung
(HBĐT) - Cao Phong là 1 trong 5 huyện, thành phố nằm trong quy hoạch xây dựng và phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình. Huyện xác định phát triển du lịch hồ Hòa Bình là trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch, dịch vụ. Từ lâu nay, trên khu vực hồ Hòa Bình đã có những điểm du lịch hấp dẫn, thú vị, là lựa chọn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc cách TP Hòa Bình khoảng 15 km với tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú như: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, thác Tà Khớp, hang Thần, suối Láo, hang Mưa, hang Sưng, núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương... Đà Bắc có các xóm: Ké, Đá Bia, Sưng, Mó Hém, Nhạp, Rãnh... còn lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc Mường, Dao, Tày… là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
(HBĐT) - "Phong cảnh mây nước nên thơ, hữu tình, bản sắc văn hóa độc đáo, tình người chân thật của các khu vực trên hồ Hòa Bình đang là sự lựa chọn của khách du lịch không chỉ trong nước. Số lượng du khách các quốc gia châu âu đến tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, thiên nhiên các điểm du lịch cộng đồng như xóm Sung, xã Cao Sơn; xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc tăng lên trông thấy” - Giám đốc Công ty CP Du lịch cộng đồng Đà Bắc Đinh Thị Hảo thông báo.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ các phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở hồ Hòa Bình tương đối phong phú.
(HBĐT) - Đảo Dừa là điểm dừng chân khó có thể bỏ qua đang thu hút đông đảo du khách đến thăm quan hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình - nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên mây nước, phong cảnh hữu tình với nhiều bản làng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, người dân thân thiện, dễ gần với nhiều điểm du lịch hấp dẫn là lựa chọn khó bỏ qua cho du khách muốn thưởng ngoạn, trải nghiệm, đặc biệt trong những ngày hè này.