(HBĐT) - Mấy năm trở lại đây, cá ngần trên sông Đà - loài cá có thân trong suốt, bé tí xíu, mỏng manh như sợi bún, chỉ có đôi mắt là điểm đen duy nhất bỗng nhiên trở nên nổi tiếng. Nổi tiếng bởi cá trở thành món đặc sản quý giá, thơm ngon, ngọt thịt, khiến ai đã ăn một lần thì muốn được thưởng thức mãi.
Mùa cá ngần năm nay có sớm. Từ
đầu tháng 3 đã lác đác có thuyền thu mua được. Đến thời điểm này bắt đầu vào
vụ. Cá nhiều, chắc thịt và thơm ngon. Đợt này cứ cách ngày, chị Năm, xã Thái
Thịnh (TP Hòa Bình) lại xuống chợ Nghĩa Phương bán cá ngần. "Mỗi lần xuống
chợ, chị chở gần 20 kg cá ngần mà chỉ tầm 8h30 đã hết hàng. Người dân TP Hòa
Bình giờ không chỉ lựa chọn sản phẩm này làm món ăn chính cho bữa cơm gia đình
mà còn làm quà đặc sản gửi cho bạn bè, người thân ở xa cùng thưởng thức. Chính
vì thế mà đến mùa cá ngần lại thấy vui. Vui không chỉ vì bán hàng dễ hơn mà vì
bán "đặc sản” độc đáo của sông Đà và rất nhiều người yêu thích"- Chị Năm
chia sẻ.
Cá ngần được bày bán tại chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình).
Tiếp câu chuyện, chị Năm phấn
khởi cho biết: Mấy năm nay, do du lịch và kinh tế phát triển, nhiều du khách
khắp nơi lên chiêm ngưỡng, lễ bái đền Bờ thấy cá trắng ngần, đẹp, lạ cũng mua
về làm quà. Cá đầu vụ bán được giá hơn. Như đầu vụ năm nay giá trên 200 nghìn
đồng/kg. Đến giữa vụ như năm ngoái thì chỉ trên 100 nghìn đồng/kg. Nhưng 1 kg
cá được nhiều lắm và có thể chế biến được 3 món cho bữa ăn. Cá ngần trộn với
gia vị, ít rau thì là, hành và quả trứng, ít thịt là có được đĩa chả cá hấp dẫn,
đủ chất dinh dưỡng. Vì cá không có xương, thịt mềm, ngọt, chế biến được nhiều
món ăn, gia đình có con nhỏ rất thích. Cá ngần có thể rán giòn hoặc nấu canh
chua cũng thật hấp dẫn. Gần đây, gia đình tôi còn chế biến món cá ngần trộn gia
vị, ít lá me chua, gừng, sả gói vào lá chuối hấp cách thủy. Cá không bị nát mà
vẫn giữ độ dai, thơm, ngọt đặc trưng.
Thực sự ấn tượng với món đặc sản
cá ngần nên tôi đã hẹn chị Năm ở cảng 3 cấp chờ thuyền cá về lúc trời chập
choạng tối. Những chiếc thuyền chở đủ loại cá đặc sản của sông Đà từ Điện Biên,
Sơn La về đông vui tấp nập. Mấy chủ thuyền cá phấn khởi chia sẻ: Thuyền cập bến
là các đầu mối bán cá tại các chợ và cả các nhà hàng đã tập trung cân cá. Riêng
cá ngần chuyến nào cũng không đủ cung cấp cho nhu cầu người mua. Đang mùa nên
bà con đánh bắt được bao nhiêu là thu mua hết. Mà bà con cũng ý thức trong việc
đánh bắt lắm. Họ vẫn đánh bắt cá bằng những vật dụng thủ công như lưới, đó,
giăng câu… chứ không sử dụng các biện pháp khai thác tận thu, hủy diệt loài cá
này.
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản
một cách bền vững, tháng 5/2018, Sở NN&PTNT có văn bản yêu cầu các địa
phương triển khai các hoạt động, trong đó thực hiện khai thác cá ngần hợp lý,
dùng các loại ngư cụ để khai thác thủy sản không gây ảnh hưởng đến các loài cá
tự nhiên khác và cá nuôi lồng của các hộ dân, tránh tình trạng người dân tổ
chức khai thác quá mức cho phép.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Năm 2018 tiếp tục ghi nhận nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch, giới thiệu hình ảnh hồ Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước thực hiện định hướng xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình của tỉnh ta.
(HBĐT) - Đã 2 năm nay, 91 hộ dân ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc biết đến làm du lịch cộng đồng. Với tư duy sống trên vùng lòng hồ là phải dựa vào rừng, vào con tôm, con cá dưới sông dần được thay thế bằng du lịch. Để thu hút du khách, nhiều hộ đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa sang nhà cửa, trang phục… theo đúng phong tục, tập quán địa phương. Từ làm du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để tạo sức hút du khách đến địa phương, gia đình anh Bùi Văn Chiến – một hộ dân của xóm chọn lối đi cho riêng mình là nuôi cá đặc sản phục vụ du khách.
(HBĐT) - Khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway dù mới được xây dựng và đi vào hoạt động vài năm nay, nhưng là địa chỉ khó có thể bỏ qua, thực sự mang lại ấn tượng, cảm nhận thú vị cho du khách khi đến khám phá, tìm hiểu văn hóa, tận hưởng phong cảnh thiên nhiên hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Cách thị trấn Đà Bắc khoảng 10km, nằm trên lòng hồ góc tận cùng của vịnh Hiền Lương là xóm Ké. Nơi đây sinh sống của cộng đồng người dân tộc Mường vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Mường, cùng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng tạo nên sức hút của điểm du lịch cộng đồng.
(HBĐT) - Câu cá sông Đà từ lâu đã trở thành niềm đam mê, thú vui tao nhã của dân câu và du khách xa gần. Câu cá không chỉ để thả hồn theo thiên nhiên, mây nước, suy nghĩ về sự đời, tìm những phút giây thư thái mà còn tìm thấy cảm giác chinh phục những con cá to, những loại cá "khôn” và kén mồi.
(HBĐT) - Sông Đà có chiều dài hàng trăm km chạy qua 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Đây là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách. Dọc tuyến sông Đà đã hình thành nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: đền Vua Lê Thái Tổ (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), đền Nàng Han - đền Linh Sơn Thủy Từ (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, Hòa Bình)… Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch của các tỉnh.