(HBĐT) - Không biết từ thời điểm nào mà quán nước chè của bà H. béo lại trở thành điểm dừng chân của khá nhiều khách (người qua đường, bà con cùng dãy phố, thực khách của các quán ăn gần đó...). Sáng, trưa, chiều tối lúc nào cũng có người túm tụm. Có thể vì bà chủ hoạt ngôn, phúc hậu và nữa là chè của bà ngon có tiếng cùng các câu chuyện thế sự không dứt... Hôm nay, bà bạn ở cuối dãy phố rảnh rang nên 2 bà có dịp uống chè đá, cắn hạt hướng dương. Đừng tưởng người già ngồi một chỗ là hết chuyện và không biết gì… Vừa thấy một anh còn khá trẻ ăn mặc tề chỉnh phóng xe lướt qua, bà H. béo đánh mắt và hỏi bà bạn:

 

- Chị có biết anh ấy là ai không? Làm ở ngành X. đó, cán bộ công chức Nhà nước đàng hoàng, ăn mặc chỉn chu, đúng mực mà chẳng bao giờ thấy đội cái mũ bảo hiểm vào đầu...

 

 - Thì vội chứ sao? Cán bộ người ta là hay bận rộn, vội vàng... Vả lại, chuyện cái mũ bảo hiểm có gì ghê gớm đâu bà?

 

- Vội gì, ngày nào cũng thế đấy nên tôi lấy làm lạ. Ai chả biết, làm cán bộ là bận nhưng đã đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm chứ... đằng này. Tôi còn để ý thấy một vài anh ở các ngành khác nữa cũng cứ bất chấp tênh tênh phóng xe trên đường thành phố. Bà nói cũng phải, cái mũ bảo hiểm chả là gì nhưng người dân nhìn vào đó...

 

- Nhưng nghe nói, công an họ làm nghiêm lắm mà…?

- Làm nghiêm ở đâu chẳng biết chứ đường nội thị vẫn có người chẳng thèm đội đấy thôi. Tôi là tôi nghĩ đến 2 tình huống: một là các chú công an nể các chú, các anh cán bộ đấy và lại là chỗ quen biết nên lờ đi. Còn thứ 2 là mấy anh cán bộ đó cho rằng mình có cái quyền không phải đội mũ bảo hiểm khi đang lưu thông trên đường Cứ khệnh khạng phóng xe chả cần biết đến ai nữa.

 

 Nhưng mà cũng là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các ngành đó nữa chứ. Cán bộ sai thì phải chấn chỉnh chứ - Tiếng bà bạn như phân trần, trách móc.

 

 - Tôi thấy bà nói cũng có phần đúng. Nhưng đã là cán bộ là phải tự giác thực thi chính sách, pháp luật Nhà nước, phải làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo chứ. Đấy như thằng cu Tũn nhà tôi, hôm qua đi học bằng xe máy điện, nhắc đội mũ bảo hiểm nó chẳng dài môi ra, các chú đi xe máy còn chẳng đội nữa là…

 

Thấy mấy bác, mấy anh ngồi gần góp thêm chuyện được “động viên”, 2 bà xoay sang một số câu chuyện tế nhị khác liên quan đến cánh cán bộ Nhà nước nhà ta. Nào là nghe nói ở một số nơi dưới huyện, xã việc cán bộ ăn sáng ngồi đồng, trễ giờ đi  làm là chuyện không hiếm đâu. Đã thế còn “tửu sớm, trà trưa”, không say sưa nhưng cũng đỏ mặt, phảng phất mùi rượu khiến đối tác đến làm việc khó xử. Vào quán xá là chém gió, cứ cho mình là số 1 ấy. Rồi mọi chuyện cơ quan, đơn vị cứ phơi ra cho thiên hạ biết. Giờ làm  việc thì bắn game, xem phim  trên mạng, “phây phiếc” tung hoành; tính toán nát óc nay nó về con gì?”, hiệu suất công việc giảm, ảnh hưởng đến hình ảnh. Những việc đó, chi bộ Đảng, cơ quan sử dụng lao động biết chứ? Họ biết và họ vẫn nhắc chứ lại không nhưng nếu để diễn ra quá mức cũng cần phải xử lý quyết liệt hơn.

 

Nói chán chuyện, 2 bà lại kể về câu chuyện hôm nọ trên mạng nào đấy, cô cán bộ ngành y buôn điện thoại khiến bệnh nhân chờ đợi, gây phản cảm  dẫn đến sự bực bội từ chính những người xung quanh. Câu chốt của bà H. béo cuối buổi bàn luận: Nếu không tự sửa mình, họ sẽ là “đối tượng” được tính trong chuyện “tinh giản biên chế” đấy bà nhỉ? Nói vậy thôi, cũng khó đấy.

            

 

 

                                                                    Bùi Huy  

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sông Bôi lặng lẽ

(HBĐT) - Từ con đường rải nhựa cũ kỹ, mải miết theo những chiếc cột cây số nội tỉnh màu xanh lá cây về phía An Bình (Lạc Thủy), bất chợt gặp lại dòng sông Bôi lặng lẽ. Chiếc cầu gỗ đã cũ cứ bập bênh từng nan gỗ như đánh thức người khách phương xa trong giấc trưa của tiết trời dịu mát. Mùa hạ ở đây vẫn nắng nhưng nắng được pha với dịu dàng của nước xanh, lá biếc tạo nên một thứ men nồng. Sông Bôi tưới mát một vùng, dòng sông không ồn ào nhưng âm thầm gửi những mạch ngầm tưới mát những cánh đồng.

Những ngày hè rực nắng

Ngày hè, nắng như một đứa trẻ nghịch ngợm đùa vui cả ngày. Từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, nắng chiếu qua những hàng cây trước sân nhà, nắng trải vàng trên những bãi cỏ may, nắng long lanh trên con suối nhỏ hiền hòa. Nắng theo khắp những con đường đất bụi bặm đến thăm thẳm những ngọn đồi, nắng như tiếng chuông vàng vang vang của tiếng mõ trâu gặm cỏ dưới chân đồi. Nắng tan vào tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của đám trẻ thơ một thời để rồi một chiều bên con suối tuổi thơ, nắng ngẩn ngơ đậu trên đôi mắt ai ngậm ngùi thương nhớ về một miền xanh thẳm đã qua. Nắng thì thầm: Hình như con suối cũng biết già? Cỏ cũng như biết đi? Chỉ có nắng lúc nào cũng rực rỡ, tươi mới mỗi khi hè về.

Chuyện đầu làng-cuối phố: Ôi... “thần đồng”!?

(HBĐT) - Mới chớm hè mà gia đình chị NN. đã họp nội bộ để bàn về chuyện học hè của thằng bé HH; chủ yếu là mẹ nó “quán triệt” chứ chẳng ai chen được câu nào. Đại loại là năm lớp 4 vừa rồi, thằng bé nhà mình học hành “sút”, “phong độ xuống”...

Lưu bút ngày xanh

(HBĐT) - Mấy ngày hôm nay nắng hạ đã chan hòa khắp mọi nẻo đường. Nắng tràn lên dãy bằng lăng giục những nụ hoa tim tím chớm nở. Nắng cũng tràn lên những nhành phượng thắp màu đỏ khắp sân trường. Vậy là một mùa hạ nữa đã đến. Một lớp học trò nữa sắp tạm biệt thời áo trắng. Đã qua rồi tuổi học trò nhưng tôi thấy nôn nao trong người. Tôi nhớ mùa hạ cuối của tuổi học sinh, nhớ trang lưu bút với những nét chữ yêu thương bạn bè.

Chuyện đời thường: Việc làm của bà Thực

(HBĐT) - Từ ngày nghỉ hưu về với bà con dân phố, bà chan hòa gần gũi, thân thiện nên sáng nào cũng vậy, bà Thực có nếp quen sau khi tỉnh dậy, vẫy tay thể dục, bà lặng lẽ cầm chổi ra đường phố quét dọn vệ sinh. Mọi thứ rác rưởi, bà thu gom vào chiếc túi nilon xếp gọn vào nơi quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục