(HBĐT) - Quăng tờ báo xuống bàn trà, anh K. bạn cùng phố lẩm bẩm:

- Thật chẳng ra làm sao… Có mỗi chuyện hát hò mà một người suýt mất mạng. Ghê thật…

Thấy thế, bà bán nước nhổm hẳn người lên, hóng:

- Chuyện gì thế, vụ án giật gân à?

Vòng vèo một hồi, chuyện mà tờ báo phía Nam đưa tin gói gọn thế này: Chung quy là tại mấy anh có tý bia, rượu say hát ka-ra-ô-kê đường phố, ka-ra-ô-kê mi-ni quá mức, ầm ĩ cả dãy phố suốt buổi trưa. Và một thính giả bất đắc dĩ không kiềm chế được đã nổi đóa ném hẳn cái ghế vào bộ loa di động trên hè phố kia. Thế là ẩu đả. May mà mọi người can ngăn không thì án mạng chứ chẳng chơi.

Chà, chuyện thưởng thức âm nhạc xứ ta thật đa dạng, phong phú vô cùng. Một thời, sau khi các quán ka-ra-ô-kê mọc như nấm sau mưa bão hòa, thì đến thời gia đình nào có điều kiện đều có thể sắm bộ dàn tầm tầm để luyện giọng. Nhất là khi "phong trào" bô-le-rô lên ngôi, chuyện hát hò xem ra càng rộ… Đồng hành với nó là ka-ra-ô-kê mi-ni. Miền Bắc còn đỡ, chứ miền Nam nghe nói rôm rả lắm…

- Dân xứ ta yêu văn nghệ thế là mừng chứ, sao ca thán cái gì?

Bà chủ quán thủng thẳng:

- Nhưng chuyện buổi trưa muốn ngủ một tý mà nhà hàng xóm nổi hứng thích hát... thì biết rồi… Ở phố phường còn đỡ, chứ lần về quê cũng thấy cũng không ổn. Ngày lễ, ngày Tết… cứ là om sòm. Nhà nọ, nhà kia thi nhau mở hết cỡ kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy”…

Rồi câu chuyện ca hát tại các đám cưới hỏi được phen điểm đến. Một anh ở phố bên góp chuyện: Ngày vui của nhà người ta kể ra cũng nên thông cảm. Đêm hát hò đến tầm 22 giờ có thể chấp nhận. Đời người có một lần… Nhưng hôm nọ, được dự đám cưới ở phố huyện nọ thì thật không thể chịu nổi. Trong vòng 45 phút "thưởng” cỗ mà cả mâm không thể trao đổi với nhau câu nào cho ra hồn. Bởi vì, loa đài quá to, quây 4 phía rạp. Vì các "ca sĩ", nhạc công thay nhau trình diễn. Tiếng đàn, tiếng hát không lúc nào ngớt… khiến việc trò chuyện với người bên cạnh là điều không thể. Thế là mời, chúc tụng nhau chỉ bằng hành động, ánh mắt. Mọi người ai cũng vội vàng chan chan, gắp gắp để nhấp nhổm đứng lên. Để lại đằng sau sự ồn ào của âm nhạc và tiếng các thực khách cố phải nói to… Thoảng trong số đông người rời đám cỗ, có vài người lắc đầu, nhún vai… Phía sân khấu, cô ca sĩ nghiệp dư vẫn chồm chồm "Em muốn sống bên anh trọn đời…". No nê âm nhạc. Sướng…

- Nhưng giờ thay đổi nhiều các ông ơi. Tiếng một ông bạn khác góp vào: Nhà có điều kiện thì thuê mấy nhạc công chơi nhạc cổ điển "tỉa” các bài tình ca nổi tiếng trong nước, quốc tế. Sang trọng lắm… Còn không thì nhạc không lời thôi. Hôm nọ, dự đám cưới con chị bạn. Rõ là cải tiến mà cũng rất vui. Sau màn lễ tân hôn có chút rộn ràng, đến khi thực khách bước vào phần ăn uống, nhậu nhẹt, thì gia chủ chỉ cho nhạc không lời du dương thôi. "Cắt” hẳn phần của các bà sồn sồn hay hát, yêu văn nghệ thái quá. Quả thật, thấy thoải mái hẳn. Trong tiếng pi-a-no, ghi-ta du dương, réo rắt vừa đủ nghe, khách khứa có thể giao lưu trò chuyện cùng nhau. Có người mấy năm mới gặp lại bạn nhờ đám cưới này. Tiếng nói, cười hòa vào tiếng nhạc khiến bữa cỗ cưới vui, đầm ấm, ý nghĩa… "Phom” đó, dưới Hà Nội, Hà Đông làm lâu rồi… Ta cũng phải thay đổi.

Nói vậy chứ ở thành phố, thị xã còn dễ làm thế. Ở các huyện, lúc ăn cưới mà thiếu hát thì nhạt lắm. Cho nên câu chuyện này còn bàn cãi nhiều…

Bùi Huy


Các tin khác


Thạch Sanh tân truyện: Thất thu

(HBĐT) - Do phò mã Thạch mắc nhiều khuyết điểm, cực chẳng đã, phụ vương đành hạ chỉ ra quyết định buộc thôi việc. Đang đi xe có máy lạnh, ngủ phòng có điều hòa, bữa nào cũng có "sơn hào, hải vị”, nay phải trở về vùng "rừng xanh, núi đỏ” với không ít tai tiếng khiến Thạch Sanh vừa hẫng hụt, vừa buồn bực nên rất ngại giao tiếp với mọi người.

Man mác Tết cho người xứ xa

(HBĐT) - Cách Tết 20 ngày, nhà bác họ tíu tít chuẩn bị sắm các đồ liên quan đến Tết, nhưng chưa phải dành cho cả gia đình đón một năm mới an lành, sum vầy mà dành cho cô con gái út chuẩn bị đi học ở xứ trời Âu. Nhìn bên ngoài có vẻ tất bật, rộn ràng, nhưng bên trong vẫn phảng phất một chút man mác, bùi ngùi.

Ký ức đẹp ngày xuân

(HBĐT)- Có biết bao cách để mỗi người tiễn một năm cũ và đón mùa xuân về trong nhà. Xuân đang về, sức sống của thiên nhiên dường như tan chảy vào con người, khi những nhành nụ đàog phơi phới đơm nụ trổ hoa và lòng người cũng bắt đầu rạo rực. Mùa xuân đến là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và sum họp, mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp.

Bên bếp lửa mùa đông


 (HBĐT) - Người bạn học cũ đang sống ở miền Đông Nam bộ nhắn hỏi: "Nghe nói xứ Bắc đang lạnh lắm à? Sao mình nhớ lắm những ngày đông và bếp lửa quê nhà”. Người bạn ấy cùng làng, cùng chung dãy núi cao và dòng suối trong vắt sau nhà, cùng chung những mùa đông buốt giá đi đặt bẫy chuột núi, chung củ sắn lùi cháy cạnh và nùn rơm trên cánh đồng bãi tuổi thơ…

Vang mãi bài ca về người chiến sĩ

(HBĐT) - Những ngày này, ông chú họ có vẻ tâm trạng, đôi khi thấy ông huýt sáo một bài ca về người lính ở Trường Sơn năm nào, thời mà ông và các đồng đội từng thốt lên: "Tuổi 20 chân đi không bén đất/Đám mây trời bay dưới ba lô” (Anh Ngọc). Ông thuộc thế hệ thấm đẫm hình ảnh của những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô qua các bộ phim truyện chiến đấu của Liên Xô, hay các bài hát Nga về người lính hào hùng mà lãng mạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục