(HBĐT) - Thấy ông ấy đi họp lớp về mà mặt cứ như đeo bị, bà D. dường như đoán ra chuyện gì không vui. Bà tếu táo để xóa đi nỗi u ám trên khuôn mặt ông:

- Nay không gặp người yêu cũ à? Gì mà rầu rĩ thế. Hôm nọ thì chờ từng ngày diễn ra hội lớp, rồi cười nói kể về mọi người say sưa lắm cơ mà…

- Bà chỉ được cái suy diễn. Người yêu gì… Đầu hai thứ tóc rồi mà còn nhận định lung tung. Ông dỗi dằn…

Nói không vui là không đúng. Vui lắm. Bạn bè thời thanh xuân mới lớn, một thời vô tư, trong sáng. Đúng là đã lâu lắm rồi mới có cuộc hội khóa, hội lớp này. Đông, sôi động và có chút ồn ào. Bạn cũ gặp nhau, dù ai cũng trung tuổi nhưng như thấy mình trẻ lại, phơi phới. Gặp hồn nhiên ôn lại chuyện xưa, cái thời mà mọi lối rẽ đều cảm thấy hanh thông, dễ dàng. Kể cho nhau những ngày sau khi ra trường, đi học, lập nghiệp và gây dựng cuộc sống. Ai cũng mừng vì cả lớp đều khỏe mạnh, vui vẻ, dù có người không có cơ hội đi học chuyên nghiệp, chỉ gắn bó với nghề nông. Người có điều kiện và người không có nhiều điều kiện cũng chẳng có khoảng cách gì. Cả lớp đã đến thăm và tặng quà gia đình bạn S. gia cảnh còn chút khó khăn; thăm một số thầy cô tuổi cao, sức yếu sinh sống gần đó. Cũng đã có một quỹ có ý nghĩa của lớp được lập với phần chủ trì, đóng góp của một số bạn có "máu mặt” (cả lớp chỉ nêu chung chung vì các "mạnh thường quân” không muốn lộ diện).

Bà cười nhẹ và đưa ông cốc nước cam mát lành. Ánh mắt ưu tư của ông đã bớt dần đi nhưng tâm tư thì vẫn còn… Câu chuyện ông kể cùng bà chính là việc gặp lại bạn V., một người bạn cũ giờ đang "lên như diều” ở tỉnh nọ. Nói luôn, V. không phải bạn cùng lớp nhưng lại khá gắn bó với gia đình ông, với lớp ông. Hồi V. mới lên chỗ học THPT, chưa tìm được nhà trọ, đang bối rối vì trời đã sâm sẩm tối thì chính bố ông (lúc đó là trưởng ban phụ huynh học sinh của lớp) đã mời bạn ấy đến nhà ông ở gần 2 tuần. Lý do "vì nhà bác cũng có con trai học cùng khóa với cháu, nhà gần trường, khá thuận cho cháu đến lớp”. Cậu ấy đến với gia đình ông khá tự nhiên và thoải mái như vậy. Cũng trong những ngày không dài đó, V. đã được bà nội ông chữa cho căn bệnh hen và bệnh ghẻ bằng lá cây rừng. Hồi đó ai cũng trẻ, vô tư nên đón nhận mọi chuyện chăm sóc cũng khá tự nhiên. Sau này, khi V. ra ngoài trọ, thỉnh thoảng bạn ấy cũng đến chơi thăm gia đình. 2 lớp học gần nhau nên 2 người cũng có trao đổi bài vở, tài liệu học hành. Cũng có lần ông được bạn ấy đèo xe đạp về nhà chơi. Rồi học và học, rồi ra trường, công việc, gia đình… Bao thứ tít mù vây quanh…

Câu đầu tiên, bạn ấy nói: Nghe nói cậu khá lắm hả. Sự nghiệp, danh vọng? Khuôn mặt bạn ấy đầy đặn, hồng hào rung rung theo từng nhịp trò chuyện. Nói chuyện có chút xíu mà phải chạy ra ngoài mấy lần vì có điện thoại. Tiếng nói khá to ngoài hành lang: "Để về tôi ký… Đã bảo đang bận việc, không gọi mà. Các cậu làm ăn hay thật. Bảo đối tác kia xem trước hợp đồng đi nhé”. Bao ánh mắt nhìn V. với nhiều câu hỏi khác nhau. Sau khi hỏi thăm về gia đình nhau V. hứa hẹn: "Nếu không có gì đặc biệt có dịp tôi sẽ đến thăm gia đình ông… Mà nhà ông có ở gần trung tâm thành phố không, con cái thế nào?”. Sau khi nghe ông tâm sự rằng: Cán bộ tỉnh lẻ, làm ăn chân chỉ hạt bột nên chỉ có căn nhà nhỏ ở ngoại ô thôi. Nói chung cuộc sống chẳng "ông nọ, bà kia”, chẳng vương giả gì; còn các con học hành làng nhàng, giờ làm ngoài thôi, ánh mắt của V. lộ vẻ thất vọng. V. lắp bắp: Thế mà tôi tưởng… Trước khi gặp bạn, tôi nghe nói bạn "khá” lắm mà… Sao lại thế…

Từ lúc đó V. không vồn vã hỏi thăm chuyện trò gì với ông nữa. Anh ta còn đang bận trò chuyện, chúc tụng nhóm "víp” đã nổi với những hứa hẹn về các dự án tại tỉnh. Thật ra cũng chẳng nên buồn…

Bà cười xòa, an ủi: Cũng chả quan trọng gì đâu ông ơi. Cuộc sống vốn vậy. Xung quanh còn đầy bạn chân thành cơ mà. Riêng em, em cũng chả buồn trách "thái độ” ứng xử đó của ông V. làm gì. Vui lên...

Bùi Huy


Các tin khác


Tránh lụy thân “cò”

(HBĐT) - Sáng ra chú đi đâu sớm thế? Vào tôi làm hớp nước chè đã. - Vâng bác! Thấy người gai gai, ớn lạnh như bị cảm em ra quán bà Thơm làm bát cháo hành bác ạ. - Ừ! Có tuổi rồi chăm sóc sức khỏe mình chu đáo chút cho con cháu đỡ khổ. Chú còn thảnh thơi đấy, như tôi đây này, đầu 2 thứ tóc rồi mà hai ông bà vẫn lo nhặt từng đồng để hỗ trợ lũ trẻ cơm cháo.

Phía rừng xa

(HBĐT) - Sau mấy sự kiện liên quan đến đời sống của cả gia đình tôi như mẹ học xong thạc sĩ chuyên ngành, công việc của bố ít cơ động hơn và nhà tôi đã xây xong ngôi nhà mới phía Tây thành phố, dịp này cả nhà được về quê nội chơi. Một công đôi việc, cũng lần này, cả nhà sẽ cố mời để ông ra thành phố sống cùng gia đình tôi. Mẹ tôi thì bảo: "Cả đời sống cặm cụi nơi rừng núi, về già cần an nhàn cùng con cháu. Nếu về dưới này dễ chăm sóc ông hơn”. Bố tôi trầm ngâm: "Từ hồi bà nội mất, ông cũng chếnh choáng… Dù ở cùng chú Hai nhưng bố là con cả, bố muốn được ở cùng ông”…

Con gái Mường quê hương

(HBĐT) - Mùa này, sau thời gian hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc là tiếng ve ngân inh ỏi trong các tán lá. Ve kêu là nắng nóng, oi bức khiến người và trâu, bò chỉ muốn náu trong bụi cây mà thở. Ấy thế mà bà Hon vẫn lên đây từ sáng sớm. Chẳng có năm nào bà quên mang theo nải chuối chín trong vườn, ít xôi nếp gói lá chuối, vài quả ớt đỏ. Người không hiểu tưởng bà thắp hương cho người thân. Người hiểu chuyện thì trầm ngâm nhớ lại chuyện xưa, chuyện một thời của người dân miền núi Tây Bắc chưa được giải phóng...

Mùa biển gọi…

(HBĐT) - Mùa này cũng đã là mùa biển gọi bằng tiếng sóng xô bờ, dào dạt, xuyên qua không gian, vào đất liền và đánh thức những nỗi niềm, khát vọng. Phía xa kia là cát trắng, biển xanh, là những con tàu hướng khơi xa hòa mình trong biển cả quê hương đẹp giàu. Tình yêu biển là khôn cùng…

Người gánh nước dưới trăng

(HBĐT) - Đêm nay trăng rằm sáng quá. Mùa này ít mưa nên bầu trời quang đãng, ông Kỷ không sao ngủ được. Bọn trẻ con bảo chắc ông nội "nghiện” xem Champions League đấy. Bà thì bảo chắc hồi chiều ông uống trà đặc. Chỉ mình ông Kỷ biết, tất cả đều từ nhịp đập xốn xang bên ngực trái. Lạ thật, đi siêu âm nhìn chỉ thấy mạch máu với cơ vậy mà suốt hơn 40 năm qua, cứ đến những ngày cuối tháng 4, trái tim ông lại thấp thỏm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục